Ngôi nhà này do chồng cụ Tề thuê sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thiết kế theo kiến trúc Pháp.

Ngôi nhà này do chồng cụ Tề thuê sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thiết kế theo kiến trúc Pháp.

Nằm khuất sau phố Hàng Bạc nhộn nhịp cảnh mua bán là một không gian xanh, yên bình của ngôi nhà vườn gần 100 tuổi, gắn liền với 5 thế hệ gia đình họ Phạm sinh sống.

 

Nét Việt trong kiến trúc Pháp

Năm 1890, khi bắt đầu hình thành phố nghề vàng bạc (phố Hàng Bạc) thì gia đình chồng cụ Phạm  Thị Tề từ làng Châu Khê (tỉnh Hải Hưng cũ) lên Hà thành sinh cư lập nghiệp mang theo nghề lọc vàng lá hiệu “Sư tử”. Vào khoảng năm 1920, vợ chồng cụ tích cóp mua mảnh đất rộng gần 600m2 trên hai mặt phố Đinh Liệt và Hàng Bạc, và bắt đầu cho xây dựng ngôi nhà vườn theo kiến trúc Pháp.

Mô tả ảnh.
Ngôi nhà này do chồng cụ Tề thuê sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thiết kế theo kiến trúc Pháp.

Trong 8 người con của cụ Tề, thì 7 cặp dâu rể hiện đều sinh sống trong ngôi nhà vườn này. Ngôi nhà gồm 16 phòng, cụ Tề chia cho mỗi cặp vợ chồng con cái 2 phòng, riêng người con trai trưởng 3 phòng.

Toàn bộ ngôi nhà như một công viên mini đủ sắc cảnh và các dạng kiến trúc. Khuôn viên rộng trước cửa nhà trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, bể cá vàng. Khu vườn rộng xanh mát với các loài cây cau, lộc vừng, tre đằng ngà, trúc quân tử... Hàng cau được trồng hơn nửa thế kỷ trước vẫn xanh biêng biếc, trổ hoa ra quả đều cho chủ nhân ăn trầu. Cây bơ gần 40 năm tuổi, cây hồng xiêm hơn 30 năm tuổi... Lối đi dạo trong vườn rợp bóng cây xanh, tiếng chim ríu rít trên cành hòa cùng gió lao xao trên hàng cây cao mang lại chút không khí thôn quê giữa lòng phố cổ.

Kiến trúc Pháp thể hiện ở mắt những ô cửa sổ hình ngũ giác có thanh sắt chéo ngang khiến những tia sáng lọt vào nhà như được tạo một khuôn hình. Cầu thang của ngôi nhà làm từ đá xanh khổ lớn được tô điểm thêm những bức tranh về Hồ Gươm, cầu Thê Húc do chính cô con gái cụ Tề, Nguyệt Nga vẽ. Cô Nguyệt Nga tâm sự: “Ngôi nhà đã quá Pháp, vậy nên treo những bức tranh về Hà Nội sẽ tạo cho không gian bớt đơn điệu, phần nào hòa trộn nét cổ kim”

Nhìn từ trên cao, ngôi nhà cổ như lạc giữa khu rừng xanh bốn bề hoa lá. Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp và vườn cây dáng Việt tạo cho không gian gần 500 m2 luôn có sự cân bằng về màu sắc, hình khối, không gian sống và không gian thiên nhiên.

Nếp Tràng An trong ngôi nhà cổ

Cụ Thị Tề có hơn 30 cháu, chắt và 8 cặp con dâu rể nhưng chưa một lần cụ phải to tiếng với người con nào. Trước đây, khi kinh tế phố cổ chuyển đổi mạnh, gia sản nhà cụ Tề mất mát đi nhiều nhưng cụ luôn khuyên các con “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời đâu các con. Đời nào cũng phải lao động để mưu cầu cuộc sống”. Cụ dặn các con dù phải cả đời vật lộn với đồng tiền nhưng nếp nhà không được mất, và cũng không vì đồng tiền mà làm rạn nứt tình thương gia đình.

Tháng 6/2010, UBND TP.Hà Nội ký văn bản số 4376/UBND – VHKG gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND quận Hoàn Kiếm đồng ý để quận Hoàn Kiếm được đầu tư, lập dự án GPMB di chuyển các hộ dân và bảo tồn nhà vườn cổ số 115 Hàng Bạc thuộc P.Hàng Bạc, Q.Hoàn Kiếm.

Bên gác hai gió thoảng, cụ Tề bật mí bí quyết sống thọ của mình, đây cũng là nếp sống mà cụ giữ trọn đời. “Sáng dậy sớm để hít thở cái tinh túy của trời đất. Tôi thường đi dạo quanh nhà 2 vòng, ngắm nghía từng hàng cây, ngọn cỏ để vừa thư thái, vừa thể dục đôi mắt”. Cụ bảo cứ ra ngoài phố là thấy nhức mắt, loạn trí. Hàng quán san sát, biển quảng cáo xanh, đỏ, tím, vàng làm cho đôi mắt bị tổn thương màu sắc. Màu xanh mới là màu mà lam cho mắt dễ chịu nhất nên giờ đã gần 100 tuổi, gần bằng tuổi ngôi nhà nhưng mắt cụ Tề vẫn tinh, còn đọc chữ tốt.

Ngày xưa khi các con cụ còn nhỏ tuổi, sáng nào cụ cũng “xua” dậy sớm tập thể dục và học bài. Giờ đây, các con cụ đã lên ông, lên bà nhưng vẫn giữ được nếp sinh hoạt mà cụ đã chỉ bảo cách đây hơn nửa thế kỷ.

Hàng ngày, người con gái thứ hai của cụ Tề thường ra chợ mua cá trắm về kho khô ăn với cơm. Cụ ăn rất chậm, nhai kỹ và luôn cười nói vui vẻ trong bữa ăn. Ngày giỗ tổ hay giỗ chồng, cụ Tề thường làm mấy món dân quê như cá kho, nộm, chả… gọi các con về. Trong bữa cơm, cụ thường kể chuyện làm ăn của chồng những năm kháng chiến để các con biết quý trọng gia sản mà thế hệ trước đã tạo dựng. Và ngôi nhà hiện tại vừa là công sức làm ăn của vợ chồng cụ, vừa là tổ ấm đại gia đình với nếp sống rất Tràng An.

 

Mô tả ảnh.
Hơn nửa thế kỷ nay, cụ Tề có thói quen dậy sớm, ăn sáng đủ no và nhập tâm vào từng miếng ăn để khỏi đau dạ dày và giữ nét văn hóa ăn uống người xưa.
Mô tả ảnh.
Lưng cụ Tề đã còng nhưng việc nhà cụ vẫn tự làm và chăm sóc các chắt.
Mô tả ảnh.
Ngôi nhà được xây 2 tầng, rộng 200m2, khu vườn rộng 180m2, còn lại là lối ngõ, đường đi…
Mô tả ảnh.
Ngôi nhà này từng được các chuyên gia Nhật Bản giới thiệu trong cuốn sách “The 36 guild streets area Hanoi’s Ancien Quarter” (Hà Nội 36 phố phường).

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục