Dù phát sóng khi năm kỷ niệm đại lễ đã qua, nhưng Về đất Thăng Long vẫn còn đó tính thời sự, khi bộ phim lịch sử về vua Lý Công Uẩn này chạm vào những số phận, tâm trạng rất gần gũi với đời sống hôm nay.

 

Một số bộ phim làm về đề tài Lý Công Uẩn mà gần đây nhất là phim truyện nhựa Khát vọng Thăng Long, thêm một lần nữa nhân vật lịch sử này được thể hiện trong bộ phim truyền hình dài 40 tập mang tên Về đất Thăng Long (ĐD Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy, Lê Chí Bửu), phát sóng đầu năm 2011.

Nếu ở Khát vọng Thăng Long, câu chuyện về Lý Công Uẩn bắt đầu từ thuở thiếu thời của nhân vật này, còn trong Về đất Thăng Long, chuyện phim bắt đầu bằng lễ tịch điền ở ngoại ô thành Hoa Lư, khi Lý Công Uẩn đã là thân quân của nhà Tiền Lê.


Chỉ lấy cảm hứng từ những ghi chép ngắn gọn của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đã "gột nên hồ" một kịch bản đầy ắp hành động. Phạm Thùy Nhân một mặt bám sát những ghi chú thành văn trong bộ sử nổi tiếng để dựng nên bộ khung chắc chắn cho kịch bản, đồng thời hư cấu thêm sự kiện cùng hơn
10 nhân vật có tên để thúc đẩy các tuyến tư duy, hành động.


Không gian lịch sử chính thống thường thấy trong một bộ phim lịch sử, do đó đã "nhẹ" hơn nhờ những nhân vật và tình huống mới lạ được đan cài.


Diễn tiến xương sống của bộ phim là cuộc đối đầu phức tạp giữa Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn (Lý Hùng đóng) với vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê nổi tiếng tàn bạo, dâm đãng và điên rồ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - Lê Long Đĩnh (Lâm Minh Thắng), cũng từ đây trở nên ly kỳ hơn.


Trong hàng loạt sự kiện được thêm thắt như Lê Long Đĩnh đến chùa Kiến Sơ bị hành thích được Lý Công Uẩn giải cứu, hoàng tử út Lê Long Đề (Minh Anh) tư thông với hoàng hậu Ngọc Lâm (Cao Thùy Dương)..., thì tình tiết hư cấu đáng chú ý nhất của bộ phim là việc Lê Long Đĩnh đổ bệnh vì truy hoan với một chục người đẹp ngoại quốc.


Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân cho rằng những chi tiết hư cấu để tăng độ hấp dẫn cho bộ phim này hoàn toàn chấp nhận được, vì tất cả có sự hòa lẫn hợp lý vào các sự kiện lịch sử có thật, không hề mâu thuẫn với những ghi chép của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư.


Trong những nhân vật cá tính được hư cấu thêm, đáng chú ý có quận chúa Tầm Xuân (Kim Tuyến) - cô cháu gái thông minh, xinh đẹp của nhân vật có thật trong lịch sử là quan Chi hậu Đào Cam Mộc. Nàng yêu thầm Lý Công Uẩn và về sau được đền đáp bằng một vị trí trong hàng ngũ sáu hoàng hậu của vua Lý.


Hoặc nhân vật đào nương Thiên Hương (Nhật Kim Anh), người tìm cách hành thích Lý Công Uẩn vì cho rằng ông là kẻ giết cha mình, nhưng khi nàng nhận ra và tiếp cận được thủ phạm Lê Long Đĩnh thì cũng là lúc ca nương tài sắc của Hoa Lư thành chết dưới lưỡi kiếm.


Những nhân vật hư cấu này được xây dựng có sắc thái riêng, cân đối, hòa nhịp với các nhân vật chính. Tất cả 80 nhân vật chính, phụ trong phim đã không còn là những cái bóng bảng lảng của quá quãng, mà đó là những con người có số phận, tâm trạng, gần gũi với khán giả hôm nay.


Chính vì lẽ này mà cố vấn lịch sử của Về đất Thăng Long - nhà văn, biên kịch có tiếng Văn Lê, cho rằng: "Cái mới lạ của kịch bản là tác giả đã làm cho các nhân vật bị bóng mờ lịch sử che phủ trở nên rất con người với niềm vui và nỗi đau trước sự quay cuồng của những biến động, mà người xem có thể cảm nhận được một cách gần gũi. Tác giả phân tích, mổ xẻ những dục vọng để lý giải động cơ hành động của nhân vật. Do đó Về đất Thăng Long không chỉ đơn thuần mô phỏng lịch sử, mà còn là một trình bày triết học về thân phận con người"

 

                                                                                  Theo VietNamnet

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục