Năm nghệ sĩ đại diện cho 3 thế hệ nghệ sĩ sẽ tranh nhau phiếu bầu chọn của bạn đọc năm nay

 
Có thể phân 5 nam diễn viên sân khấu được đề cử Giải Mai Vàng 2010 thuộc 3 thế hệ của sân khấu kịch và cải lương. Nghệ sĩ Thanh Bạch là thế hệ đầu; NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu là thế hệ tiếp nối và Thiện Hùng, Võ Minh Lâm là hậu bối.
 
Nghệ sĩ Thành Lộc
Không ai kém ai
  
Bất ngờ trong bảng đề cử nam diễn viên Giải Mai Vàng 2010 là hai anh em nghệ sĩ Thanh Bạch và NSƯT Thành Lộc với vai Lý Thường Kiệt và vai Lý Đạo Thành  cùng trong vở cải lương tuồng cổ Câu thơ yên ngựa của Công ty Dương Minh. NSƯT Ca Lê Hồng nhận xét: "Nghệ sĩ Thanh Bạch vẫn giữ được lửa yêu nghề dù nhiều năm xa xứ. Anh diễn có bản lĩnh, đài từ và cách ca diễn chững chạc. Về vũ đạo thì Thanh Bạch được xem là bậc thầy trong gia tộc họ Huỳnh (Huỳnh Long). Ngạc nhiên hơn là sự xuất hiện đầy khí thế của NSƯT Thành Lộc trong vai Lý Đạo Thành. Tôi đã xem Lộc diễn cải lương nhiều nhưng phải công nhận chưa lần nào xúc cảm lại dâng cao như lần xem Lý Đạo Thành của Lộc. Nội tâm vai diễn của Thành Lộc sâu sắc, thấm đẫm chất nhân văn của nhân vật".
 
Nhận định của NSND Thanh Tòng: "Tôi quý Thanh Bạch vì tư duy trong sáng tạo của Bạch đã làm bật lên thần thái vai diễn. Thanh Bạch đã từng viết kịch bản, từng làm đạo diễn nên có được ưu thế hơn hẳn những anh kép bình thường khác. Khi được mời làm cố vấn nghệ thuật cho vở Câu thơ yên ngựa, tôi không bất ngờ với Thanh Bạch vì biết được nội lực diễn xuất của anh vẫn như ngày nào. Điều tôi quý nhất là Bạch học tuồng rất nhanh, nắm vững tinh thần vai diễn và tạo cho vai Lý Thường Kiệt những tích tắc ứng biến rất hấp dẫn, nhất là lớp chèo xuồng trên sông và viết bài Hịch phạt Tống "Nam quốc sơn hà Nam Đế cư...". Với trình thức kết hợp giữa vũ đạo hát bội và tuồng cổ, Bạch đã làm sống động vai diễn với hơi thở mới, tiết tấu nhanh nhưng vẫn giữ được tính truyền thống là vốn quý của nghề nghiệp.

Nghệ sĩ Thanh Bạch

 
 Điều đáng ghi nhận ở chương trình Gìn vàng giữ ngọc là sự tiếp nối của Thành Lộc với tư cách một người con trong gia tộc. Lộc đã có nhiều sáng tạo cho vai Lý Đạo Thành vốn đã là khuôn mẫu từ trước đến nay của sân khấu tuồng cổ. Sáng tạo đó là biết áp dụng vũ đạo với nội tâm trong cảnh xử án Thượng Dương hoàng hậu. Tiếng thở dài diễn đạt nỗi niềm bật lên tâm trạng bấn loạn giữa tình nhà, nợ nước. Vì thế mà lớp diễn đó tạo dấu ấn đẹp đối với tôi".
 

Nghệ sĩ Hữu Châu

Ghi điểm không bằng hình ảnh "kép đẹp"
 
Về trường hợp nghệ sĩ Hữu Châu và Thiện Hùng, hai gương mặt được đề cử với hai vai diễn không là "kép đẹp" vốn cần cho một vở diễn như lâu nay. NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định: "Nghệ sĩ Hữu Châu đã có nhiều thế mạnh khi đi vào các vai tính cách. Nhân vật người cha trong vở Con Tám, con Cấm đã là một điểm son của anh. "Son" ở chỗ anh biết biến từ không thành có, tạo được tiếng cười nhưng vẫn điềm tĩnh mang lại những bài học đáng nhớ cho người xem, thông qua nhân vật. Các nghệ sĩ hài thường tung hứng nên quên mất đường về,  Hữu Châu vào vai hài biết tiết chế để không sa đà trong những chi tiết vụn vặt.
Nghệ sĩ Thiện Hùng
 
Riêng Thiện Hùng là một bất ngờ với tôi khi anh có tên trong danh sách đề cử năm nay. Điều đáng nói là sự cố gắng của Thiện Hùng đã được khán giả chấp nhận. Vai luật sư Tùng trong vở Người điên trong ngôi nhà cổ không chỉ là "kép đẹp" ở ngoại hình mà còn đẹp ở tính cách nhân vật. Cái đẹp sẵn có của nhân vật đã tạo cho Thiện Hùng phong cách diễn dễ lấy cảm tình ở người xem".
 
NSƯT Trần Ngọc Giàu lại có nhìn nhận khác: "Cả Hữu Châu và Thiện Hùng đều làm nghề lâu năm, có được tính thẩm thấu cao. Nhưng khán giả đề cử cả hai với hai vai diễn này thì chưa xứng tầm. Hữu Châu có vai hay hơn trong vở Một cuộc đời bị đánh cắp (đạo diễn Trần Minh Ngọc), còn Thiện Hùng có vai Hải Triều trong vở Người trong cõi nhớ (đạo diễn Đoàn Bá) là sự cố gắng đáng ghi nhận của anh".
"Tân binh" không đơn độc
 
Từ giải nhất cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2006, do HTV tổ chức, Võ Minh Lâm có tên trong danh sách đề cử năm nay đã gây sự chú ý đối với giới chuyên môn.
Nghệ sĩ Võ Minh Lâm
 
Soạn giả Hoàng Song Việt nhận định: "Lâm là thế hệ mới trưởng thành từ cuộc thi Chuông vàng. Lâm có thế mạnh về giọng ca, biết cách sáng tạo để ca hơi chồng làm cho câu vọng cổ sáng hơn, mạnh mẽ hơn và có nét riêng, không trùng lắp với bất kỳ một nghệ sĩ nào. Vai Triệu Sóc trong vở Đứa con họ Triệu dù diễn một lớp nhưng có hai trạng thái tâm lý: Đứng trước việc đi giải cứu cha và trung với triều đình. Tâm lý đó trong ca diễn dễ rơi vào thế "một màu" nhàm chán. Lâm đã tạo được thành quả cho vai diễn khi biến hóa sắc thái từ cách ca bài bản đến vọng cổ để nói lên nỗi lòng của Triệu Sóc".

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục