Một số trò bịp bợm du khách vẫn chưa được dẹp tại Lễ hội Chùa Tiên ( Lạc Thuỷ)

Một số trò bịp bợm du khách vẫn chưa được dẹp tại Lễ hội Chùa Tiên ( Lạc Thuỷ)

(HBĐT) - Trước Tết Nguyên đán Tân Mão, du khách muôn nơi đã nườm nượp đến đền Mẫu (TPHB), đền Bờ trên vùng hồ Hòa Bình. Mồng 4 Tết, hàng chục nghìn lượt người đã đến dự lễ Khai hội chùa Tiên - Phú Lão (Lạc Thủy). Ngày mồng 7 Tết chùa Chanh (Vĩnh Đồng - Kim Bôi) cũng tấp nập người đi chẩy hội. Mồng 8 Tết, trên quốc lộ 6 đoạn từ ngã ba Mường Khến đến trung tâm xã Phong Phú (Tân Lạc) dài tới gần 5 km những đoàn người, xe chen chúc đến với lễ hội Khai hạ Mường Bi... Trước đó, người Dao ở khắp nơi trong tỉnh cũng tưng bừng trong ngày Tết Nhảy, người Thái rộn ràng trong hội xên Mường...

 

Đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa và tham dự các lễ hội truyền thống, mọi người được tham gia các trò vui chơi giải trí phong phú như thi bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, hát đối, thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu. Thưởng thức những món ăn được chế biến theo truyền thống từng vùng, dân tộc. Bên cạnh ý nghĩa nhân văn, tích cực, trong thực tế còn có không ít những hạn chế, tồn tại trong việc tổ chức các lễ hội chưa được xử lý triệt để, gây bức xúc trong dư luận, làm phiền lòng du khách và người hành hương.

Tình trạng ép khách trong các dịch vụ hiện đang diễn ra khá phổ biến. Tại các điểm trông giữ xe ở đền Mẫu, cảng Bích Hạ (TPHB), chùa Tiên - Phú Lão (Lạc Thủy), bến Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) và tại lễ hội Khai hạ xã Phong Phú (Tân Lạc)... giá trông giữ xe đạp, mô tô, ô tô đều cao gấp 3-4 lần so với quy định nhưng Ban tổ chức, chính quyền địa phương và các ngành chức năng không có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, không ít trường hợp tổ chức trông, giữ xe tự phát nên ngân sách Nhà nước bị thất thu. Tại các đền, chùa, tệ nạn mê tín dị đoan, cúng thuê, khấn thuê, bói toán, hầu đồng diễn ra khá phổ biến làm mất đi vẻ đẹp văn hóa thuần thiết và ý nghĩa tâm linh của lễ hội. Nhiều điểm lễ hội vàng mã đốt nghi ngút vừa gây lãng phí, vừa có nguy cơ gây hỏa hoạn mà công tác phòng cháy - chữa cháy lại không hề được quan tâm chú trọng. Tại các lễ hội, tình trạng cờ bạc diễn ra khá công khai, chủ yếu là hình thức vui chơi có thưởng nhưng chính quyền cơ sở, các ngành chức năng vẫn làm ngơ, không kiên quyết dẹp bỏ. Các lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, nóng lạnh thất thường khiến thực phẩm dễ ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh và nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, lễ hội truyền thống thường đi kèm với những món ăn cổ truyền như cá ướp chua, thịt ướp chua, gỏi cá, bún ốc, phở, bánh cuốn, nem chạo, nem chua... Đây là những món ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa nếu không được chế biến bảo quản đúng tiêu chuẩn VSATTP. Mặt khác, do mang tính chất thời vụ nên nhiều loại thực phẩm được sản xuất, chế biến tại chỗ và từ các cơ sở tư nhân, hộ gia đình nên hầu hết không đảm bảo VSATTP.

 

Ô nhiễm môi trường tại các lễ hội là vấn đề hết sức bức xúc. Do nhận thức của người tham gia và ban tổ chức các lễ hội nên đa số các điểm tổ chức lễ hội không có thùng rác công cộng. Bởi vậy, rác thải các loại bị vứt bừa bãi khắp nơi, trên đường đi, bến tàu, nơi gửi xe, nhà hàng, sạp hàng, sân chơi... tạo nên hình ảnh phản cảm làm ảnh hưởng đến những giá trị của lễ hội truyền thống đã được lưu giữ qua bao thế hệ.

 

Để có một mùa lễ hội an toàn, lành mạnh, rõ ràng các ban tổ chức và chính quyền các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý để nâng cao chất lượng công tác tổ chức. Các ngành chức năng, địa phương cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ để công tác kiểm tra, kiểm soát được triển khai thường xuyên nhằm chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm và tai TNXH. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để thực hiện tốt bảo tồn, khôi phục, phát huy  và kế thừa những giá trị tốt đẹp của các lễ hội truyền thống để lễ hội vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

           

 

                                                                                    Đức Phượng

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục