“Ca trù - Singing house” là CD chung đầu tiên của hai tên tuổi trong làng ca trù hiện nay: Danh cầm Nguyễn Phú Đẹ và ca nương Phạm Thị Huệ. Tác phẩm này có thể coi như một bông hoa hiếm hoi của những người yêu nghệ thuật truyền thống, trao tặng cho khán thính giả.

 

CD bao gồm 6 bài: Thét nhạc (thơ cổ), Gửi thư (thơ cổ), Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ), Giai nhân nan tái đắc (Cao Bá Quát), Phận hồng nhan (Cao Bá Quát), Tràng An hoài cổ (Cao Bá Quát). Ý tưởng về CD này được Phạm Thị Huệ ấp ủ từ 5 năm trước. Tuy nhiên, ý tưởng này đã phải tạm gác lại để dành toàn bộ thời gian và công sức cho việc phát triển Giáo phường ca trù Thăng Long.

Tháng 5.2009, ca nương Phạm Thị Huệ và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ mới vào phòng thu. Có thể coi “Ca trù - Singing house” là thành quả tài năng và vật chất mà Phạm Thị Huệ đã chắt chiu trong gần 6 năm gắn bó với ca trù. Chị nói vui: “Phải nhịn ăn để có tiền làm đĩa đấy! Ăn chay mà, vừa khỏe, vừa tiết kiệm”. Bên cạnh nỗ lực bản thân, thầy trò ca nương Phạm Thị Huệ cũng nhận được sự hỗ trợ từ những người bạn biết trân trọng nghệ thuật để thực hiện CD này.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ (1923), sinh tại Tứ Kỳ (Hải Dương) trong một gia đình 5 đời ăn trùm tổng 2 huyện (cả cha và mẹ đều là ca nương, kép đàn nổi tiếng trong vùng). Hiện nay đã ngoài 88 tuổi, nhưng ông vẫn đàn vững những kỹ thuật thượng đẳng. Đặc biệt hơn, ông là kép đàn duy nhất còn có thể đeo đàn đứng hát trong nghi lễ hát ca trù cửa đình. Ông được Hội Văn nghệ dân gian VN phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Dân gian vào ngày 11.1.2006.

Phạm Thị Huệ đến với ca trù sau cuộc gặp gỡ với nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc tại Bích Câu đạo quán năm 2001. Tháng 10.2005, Phạm Thị Huệ được anh Nguyễn Khắc Hiệp giới thiệu, đưa xuống Hải Dương, gặp nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ xin học đàn đáy. Đàn theo được thầy ngay từ lần đầu tiên cầm đến cây đàn đáy, Huệ nhanh chóng được danh cầm nhận làm học trò.

Mãi tới cuối năm 2005, danh ca Nguyễn Thị Chúc mới xiêu lòng trước niềm đam mê ca trù của Phạm Thị Huệ và nhận chị làm đệ tử chân truyền. Ngày 28.5.2006, Phạm Thị Huệ đã được 2 thầy của mình là nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc và nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ đồng ý cho tổ chức lễ mở xiêm y - lễ tốt nghiệp dành cho ca nương đầu tiên được khôi phục trở lại của làng ca trù sau hơn nửa thế kỷ vắng bóng. Hiện nay, Phạm Thị Huệ là đào đàn (có thể vừa đàn vừa hát) duy nhất của làng ca trù được các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu thừa nhận.      

  

                                                                             Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục