Trên chuyến xe lửa từ Bắc Kinh đến St Petersburg năm 2006, Liel Leibovitz - hiện đang là giáo sư về khoa học viễn thông tại trường ĐH New York và vợ không thể tin vào mắt mình khi những bức ảnh được chiếu trên truyền hình kể về một chương trình trao đổi học sinh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ cách đó 150 năm.

 

Từ bức ảnh chụp những học sinh Trung Quốc mặc áo lụa dài đứng trong khuôn viên trường ĐH Yale vào những năm 1870, ông Liel Leibovitz đã phát hiện ra câu chuyện về 120 chàng trai Trung Quốc đầu tiên đến Mỹ với khát vọng học hỏi những tinh hoa của phương Tây để trở về hiện đại hóa đất nước. Sự kiện này sau đó đã được ông viết thành sách mang tựa đề “Fortunate Sons”.

Cuốn sách không chỉ kể về một câu chuyện hấp dẫn liên quan đến vai trò của giáo dục, mà còn “tái tạo” môi trường mà người Trung Quốc đã sống ở Mỹ cách đây 150 năm. Yung Wing, 19 tuổi, theo một linh mục người Mỹ đến Mỹ năm 1847 và trở thành sinh viên Trung Quốc đầu tiên được ĐH Yale chấp nhận. Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Yale vào năm 1854, ông đã đề nghị triều Thanh gửi sinh viên Trung Quốc sang du học. Dưới sự dìu dắt của ông, từ 1872 đến 1876, triều Thanh đã gửi 120 chàng trai, tuổi từ 12 đến 15, đến Mỹ.

Chương trình du học này do chính quyền tài trợ toàn phần, học về cách mạng và nền văn minh cổ đại. 120 chàng trai đã thích nghi rất tốt với cuộc sống mới, học tiếng Anh, cưỡi ngựa, săn bắt... và có người ở lại nghiên cứu đến 15 năm. Có một sự kiện mà ít người biết đến là năm 1876, những du học sinh này được mời đến tham quan Triển lãm Trăm năm ở Philadelphia (một dạng triển lãm giống như World Expo hiện nay). Họ bị cuốn hút vào những công nghệ mới, trong đó có thư điện tín và thậm chí đã được diện kiến Tổng thống Mỹ Ulysses Grant ở đó.

Tuy nhiên, trong khi các chàng trai Trung Hoa đang ở New England, thì các cuộc bạo động và phân biệt chống lại người Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở San Francisco. Triều Thanh lo lắng và quyết định đưa họ trở về quê hương vào 1881. Một năm sau cuộc hồi hương này, Mỹ thông qua “Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa”, mà theo ông Leibovitz thời kỳ này đã trở thành “một khoảng khắc xấu hổ nhất của lịch sử nước Mỹ”. Leibovitz cho biết, trong những cuốn nhật ký viết bằng tiếng Anh, nhiều chàng trai đã thổ lộ rằng họ luôn luôn cảm thấy có một chút “ngoại quốc” trong họ. Tuy nhiên, trở về quê hương khi đã là những người đàn ông trưởng thành, họ cảm nhận trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng hơn hết. Có hai người trong số này từng là quan chức đứng đầu triều Thanh là Tăng Quốc Phiên (Zeng Guofan) và Lý Hồng Chương (Li Hongzhang).

Cùng với Tả Tông Đường, cả ba nhà chỉ huy quân Thanh hiệp sức tái chiếm một cách có hệ thống vùng Trung tâm Trung Quốc. Cả ba đều sử dụng phối hợp súng ống, tàu chiến và luyện quân theo kiểu Tây Phương để đánh bại cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc. Sau này hai ông đều đóng những vai trò quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa Trung Quốc và phái bộ phụ trách du học nước ngoài.

Còn chàng trai sinh viên Yung Wing năm xưa nổi tiếng với cuốn tự truyện “My Life in China and America” sau khi về nước cũng đã đảm nhận nhiệm vụ giáo dục hiện đại cho các thế hệ học sinh. Khi đến thăm ngôi trường mang tên Yung Wing, sinh viên Trung Quốc đầu tiên tại ĐH Yale ở Chu Hải, Leibovitz cho biết, ông có cảm giác về một mối liên hệ trực tiếp giữa Yung Wing và học sinh ngày nay, những người đang thực hiện các dự án nghệ thuật và trình bày các kỹ năng siêu máy tính. Chung Mun Yew - thuyền trưởng trong đội chèo thuyền của ĐH Yale, vài năm sau đó đã trở lại Mỹ với tư cách là một nhà ngoại giao…

Leibovitz và cộng sự Miller hy vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp cho người Mỹ một cái nhìn sâu sắc về Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 để hiểu về một Trung Quốc hiện đại đến từ đâu. Với những người ngoài cuộc, dân tộc Trung Quốc dường như có tham vọng phát triển bằng mọi giá.

 

                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục