Mâm cơm nhà ông có bữa chỉ là rau luộc với vài quả trứng dầm nước mắm nhưng ông mãn nguyện vì không sống khác với lương tâm mình.

 

Họ luôn âm thầm đóng góp cho những thành công của các chương trình và vở diễn sân khấu. Vinh quang không dành cho họ nhưng thiếu họ, tác phẩm không thể hoàn chỉnh và sàn diễn không sáng đèn cũng đồng nghĩa với việc họ thất nghiệp.
                              
Gia đình nghệ sĩ Trường Quang (còn gọi là ông Tư Dẫm, ông Tư “chịu chơi”) sống trong một ngôi nhà chật hẹp ở đình Thái Hưng, đường Yersin, quận 1 - TPHCM. Ngôi đình có tuổi thọ trên 100 năm này còn được gọi là đình Cầu Quan, nơi mà nhiều gia tộc hát bội, tuồng cổ đã lớn lên và bám nghề suốt mấy thập niên qua. Gia tộc của nghệ sĩ Trường Quang có bốn đời theo nghề hát. Cha của ông là nghệ nhân Bảy Đực, người mà theo NSND Thanh Tòng nhận xét: “Là tay trống cừ khôi của làng hát bội”.


Nghệ sĩ Trường Quang hóa trang cho một diễn viên

Nghiệp

Gia đình của nghệ nhân Bảy Đực có 10 người con thì có đến 8 người theo nghiệp sân khấu, trong đó có nghệ sĩ Trường Sơn (cha của nghệ sĩ Tú Sương) là nghệ sĩ biểu diễn, còn lại các thành viên khác như: Trường Quang, Cẩm Hương, Cẩm Vân, Cẩm Tâm… đều làm những nghề gắn bó với sân khấu. Nghệ sĩ Trường Quang khi còn trẻ có một vai diễn nổi tiếng, đó là Trương Phi trong vở Tam quốc chí. Tuy nhiên, việc vẽ cảnh trí và làm đạo cụ sân khấu đã cuốn hút ông nên ngoài những giờ học biểu diễn, ông dành hết niềm say mê và thời gian để học làm kiếm, mài giáo, làm đạo cụ cho diễn viên biểu diễn.

Nói đến lòng yêu nghề, ông khóc: “Nghề đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, dù có cực nhọc đến mấy cũng phải yêu. Tổ nghiệp dường như tiếp tục thử thách tình yêu của chúng tôi, nên có đói cũng phải đeo theo cái nghiệp mà mình đã chọn”

Ông kể: “Tôi theo các chú họa sĩ học nghề, cứ ngồi cả buổi bên cạnh họ để phụ việc. Nhờ vậy, tôi học được nghề vẽ tranh cảnh trang trí sân khấu và làm đạo cụ. Những lúc vẽ hư cảnh, bị phạt phơi nắng hoặc làm kiếm không đúng quy cách là bị đòn rất nặng. Nhưng tôi không nản chí, đã theo nghiệp thì phải đi tới cùng”.

Thành tích của nghệ sĩ Trường Quang được giới sân khấu ghi nhận chính là việc ông đã thiết kế cảnh trí cho nhiều vở cải lương tuồng cổ nổi tiếng, như: Dương Quí Phi, Mạnh Lệ Quân, Tấm Cám, Sở Vân cứu giá, Sở Vân cưới vợ, Triệu Tử Long… Bên cạnh đó, ông còn làm đạo cụ, gắn râu cho các nhân vật, hóa trang các gương mặt tướng, soái cho nhiều diễn viên trẻ. Bất kỳ món đạo cụ nào từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó của các đoàn hát tại TPHCM và các tỉnh đều cần đến sự trợ giúp của ông. Hiện nay, ngay cả các chương trình Phim truyện cải lương của HTV, Nhà hát Truyền hình của VTV3 cũng cần đến bàn tay của ông, cụ thể như các vở: Thái hậu Dương Vân Nga, Bên cầu dệt lụa, Khách sạn hào hoa, Tiếng trống Mê Linh, Tô Ánh Nguyệt…

Nghệ sĩ Trường Quang còn là một chuyên gia hóa trang, ông vẽ mặt cho các nhân vật tướng, soái trên sân khấu hát bội rất chuyên nghiệp. Ông nổi tiếng là người làm tuồng nhanh nhất, chỉ trong 10 phút đã vẽ xong mặt nhân vật Trương Phi, Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá, Tạ Ôn Hầu, Tào Tháo… Với 10 ngón tay in vào lọ màu, ông vẽ lên gương mặt diễn viên một cách rất độc đáo và điêu luyện. Sau này, ông đã truyền nghề lại cho con trai – nghệ sĩ Hồng Lân và người cháu là diễn viên Chấn Cường. Tuy nhiên, cả hai không thể có những nét vẽ tinh xảo như ông.

Ngậm ngùi đếm từng suất diễn

Thời oanh liệt “đánh Đông dẹp Bắc” của nghệ sĩ Trường Quang đã qua. Sân khấu cải lương không còn thu hút đông khán giả. Ông cũng như các đồng nghiệp đều mong chờ vào các suất hát được tổ chức tại rạp Thủ Đô, quận 5 - TPHCM. Các con của ông từ khi không còn phụ giúp cha làm cảnh trí, đạo cụ đã quay sang làm những công việc khác. Họ mở quán cơm vỉa hè phục vụ công nhân nhưng cứ ế ẩm liên miên. Có người đi phụ bếp ở các nhà hàng, đồng lương không đủ nuôi sống bản thân.
 
Đời sống gia đình càng thêm khó khăn khi vợ ông lâm bệnh nặng. Mỗi ngày, ông phải tìm 200.000 đồng để mua thuốc, ông còn phải nuôi hai cháu ăn học vì cha mẹ các cháu đi làm thuê, lương không đủ trang trải cho cuộc sống. Ông tâm sự trong bùi ngùi: “Làm phim truyền hình ngày nay không phải môi trường của mình. Một số người làm ẩu còn hơn thời nhà nhà làm cải lương video. Tổ thiết kế thì có quá nhiều phe cánh, lại không hợp tác với tổ quay hình.
 
Họ không nghiên cứu kịch bản, thay đổi liên tục. Tổ quay phim đến giờ bấm máy thì kéo nhau đi nhậu, bất hợp tác với đạo diễn. Thôi, tôi về với sân khấu cải lương vậy, thà ăn cháo ăn rau chứ làm nghề kiểu này không hạp”. Mâm cơm nhà ông 10 người ăn có bữa chỉ có rau luộc và vài quả trứng dầm nước mắm nhưng ông mãn nguyện vì không sống khác với lương tâm mình.

Người biến không thành có

Nhà của ông chứa hàng ngàn món đạo cụ, từ chiếc đồng hồ cổ của các nước cho đến bộ tràng cổ xưa, các loại súng ngắn, dài của các thời kỳ phục hưng, các loại kiếm, đao, giáo, gươm, hàng chục loại vali từ thời xưa đến thời nay… Kỷ lục đối với nghệ sĩ Trường Quang còn là thời gian thực hiện cấp tốc đạo cụ và cảnh trí, ông nổi tiếng là người “biến không thành có” từ óc sáng tạo và tưởng tượng của mình.

                                                                              Theo NLĐ

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục