Giữa lòng phố cổ Hội An, có một người họa sỹ đã dành 35 năm của cuộc đời mình ngày ngày miệt mài sáng tác tranh bằng lông gà. Loại vật liệu đáng lý được chở ra bãi rác ấy, dưới bàn tay tài hoa của anh dần trở thành những bức tranh "độc" được nhiều người yêu thích, nhất là du khách nước ngoài. Anh là họa sỹ Đinh Ngọc Đạt...

 

Đến phòng tranh của họa sỹ Đinh Ngọc Đạt (số 13 phố Trần Quý Cáp, TP Hội An, Quảng Nam) vào cuối giờ chiều vẫn thấy người đàn ông đã ngoài tuổi "tri thiên mệnh" đang say sưa phết keo dán những chiếc lông gà lên bức tranh dang dở. Căn gác tối om, nhưng đến khi chủ nhân kéo bức rèm bên hông cửa sổ lên, thì bốn bức tường xung quanh bỗng sáng bừng. Phố cổ Hội An với chùa Cầu, những khóm dừa, con đò, mái ngói cổ kính rêu phong… dần hiện rõ trong những bức tranh bằng một chất liệu lông gà.

Họa sĩ Đạt tâm sự, anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo bên dòng sông Hoài, nên tuổi thơ chưa bao giờ dám mơ có ngày  theo nghiệp hội họa, dù từ bé anh đã sớm bộc lộ năng khiếu vẽ. Hôm ấy, khi đang ngồi chơi trước hiên nhà, nhìn thấy bộ lông sặc sỡ của chú gà trống tía ánh lên trong màu nắng tươi nguyên một buổi chiều hè, Đạt cảm thấy vô cùng thích thú. Ý muốn tặng thứ gì đó cho người bạn thân trước khi nhập ngũ chợt lóe lên trong tâm trí.

Họa sỹ Đinh Ngọc Đạt đang sáng tác.

Và, "thứ gì đó" ấy chính là bức tranh làm bằng lông gà đầu tiên, tái hiện dáng vẻ cổ kính của chùa Cầu bắc qua con sông Hoài hiền hòa mà sau này, mỗi lần nhớ lại anh đều nhắc với nhiều tình cảm. 19 tuổi, Đạt vào bộ đội, đảm nhận trọng trách vẽ bản đồ cho đơn vị. Song, anh vẫn "nuôi mộng" về bức tranh lông gà đầu tiên của mình. Vì vậy, khi rời quân ngũ, mơ ước cứ lớn dần trong anh. Cộng với "chất lính" trong những năm quân ngũ đã cho anh sự quyết định mang tính đột phá trong hội họa và thành công… 

Không qua bất cứ một trường lớp đào tạo hội họa nào, nhưng xem tranh của họa sỹ Đạt có thể nhận thấy rất rõ rằng ở chúng toát lên vẻ tự nhiên, sâu lắng, bất kể được thể hiện theo trường phái hiện thực hay trừu tượng. Anh cho biết: "Cấu tạo của chiếc lông gà giống một thân cây, tỏa nhiều nhánh như tóc của mình, nên không phải chiếc lông gà nào cũng dùng làm tranh được. Lông gà được chọn phải có màu sắc, kích cỡ thích hợp với đề tài mình muốn thể hiện trong tranh".

Để có được những chiếc lông gà nhiều màu như: nâu, đen, xám, trắng với nhiều sắc độ khác nhau, anh phải lân la khắp chợ hỏi mua. Lông gà sau khi cắt xong thì phơi khô, cho vào túi nylon để không bị hỏng và giữ được màu sắc ban đầu. Tiếp theo dùng bút chì phác thảo đề tài, rồi dán lông gà lên giấy nền. Đây cũng là khâu khó nhất, bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn cao độ của người họa sỹ. Nếu vẽ tranh bình thường với nhiều chất liệu tạo hình khác nhau, người họa sỹ tự do chọn màu để sáng tạo, thì màu sắc lông gà có phần hạn chế hơn, chủ yếu là gam trầm...

35 năm kiên trì sáng tác, mái tóc của anh Đạt giờ đã lốm đốm sợi bạc. Nhưng niềm đam mê với tranh lông gà chưa bao giờ nguội tắt. Tranh của anh ngày càng được nhiều người biết đến, phần đông là du khách nước ngoài đến tham quan Hội An đều tìm đến đây chiêm ngưỡng với niềm thích thú, thán phục... 

                                                                      Theo CAND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục