Một triển lãm lần đầu tiên trưng bày những cổ ngọc quý của Việt Nam có niên đại từ thời tiền - sơ sử, 10 thế kỷ đầu Công nguyên, cho đến thời Lê- Nguyễn đã thu hút rất đông khách tham quan tại Hà Nội.

 

Triển lãm với tên gọi “Cổ ngọc Việt Nam” được khai mạc hôm qua 2.8 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Tràng Tiền – HN). Triển lãm lần này trưng bày khoảng 140 đồ vật làm bằng ngọc thuộc ba thời kỳ tiền-sơ sử, 10 thế kỷ đầu công nguyên và cổ ngọc Lê - Nguyễn. Những đồ vật làm bằng ngọc này được chế tác từ ngọc với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xanh, xanh thẫm, xanh ngả vàng.

Đáng chú ý trong triển lãm là cổ ngọc thời Lê- Nguyễn chiếm đa số, đây là số cổ ngọc được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận từ triều đình Huế sau Cách mạng tháng Tám 1945. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, vào thời Nguyễn, những người thợ thủ công Việt không chỉ đạt đến trình độ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác ngọc, mà còn kết hợp khéo léo giữa ngọc với vàng, bạc, đồi mồi...  

Độc đáo nhất trong bộ sưu tập cổ ngọc thời Lê – Nguyễn này có thể kể đến các chủng loại có khắc minh văn như trên thẻ bài, phiến ngọc, nghiên mực có khắc thơ của vua Thiệu Trị; các bộ đồ trà chạm khắc hoa văn như ý, viên long, rồng đuôi xoáy, phượng hoàng, quả đào tượng trưng cho Phúc-Thọ... đều phổ biến trên nhiều loại cổ ngọc và trở thành đặc điểm nhận diện riêng của nghệ thuật cung đình Huế…

Ở phần cổ ngọc tiền-sơ sử bao gồm các loại công cụ, vũ khí, đặc biệt là đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, chuỗi hạt tìm được trong các di chỉ văn hóa khảo cổ học như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở các tỉnh phía Bắc; văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo ở các tình miền Trung, miền Nam.

Ở phần cổ ngọc giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên giới thiệu tới công chúng các đồ ngọc thường xuất hiện trong các ngôi mộ gạch có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III bao gồm các loại hình gắn với táng tục như khâu đeo lưng, các loại vật đeo, nghiên mực, tượng rồng, tượng thú, tượng ve sầu, tượng cá... Các hiện vật thời kỳ này thể hiện rõ sự giao lưu văn hóa với phương Bắc và phong tục tín ngưỡng của nhân dân ta thời kỳ đó.

Cũng nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã biên soạn và xuất bản cuốn sách "Cổ ngọc Việt Nam" bằng song ngữ Việt-Anh, nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống chế tác đồ ngọc ở Việt Nam, góp phần quảng bá một phần kho tàng di sản văn hóa Việt Nam

Đây là lần đầu tiên có một triển lãm về cổ ngọc ở Việt Nam nên những tác phẩm mang dấu ấn nghệ thuật tinh xảo và quý giá này thu hút được rất đông khách tham quan.

 Một số hình ảnh cổ ngọc được trưng bày trong triển lãm:
 
 
 
 
 

 

Xem thêm một số hình ảnh cổ ngọc đẹp trong triển lãm tại đây

 

                                                                         Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục