Hội diễn NTQC huyện Lương Sơn năm 2011 thu hút 27 cơ quan, đơn vị, xã,  thị trấn với gần 500 diễn viên tham gia. Ảnh: Một tiết mục tại hội diễn.

Hội diễn NTQC huyện Lương Sơn năm 2011 thu hút 27 cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn với gần 500 diễn viên tham gia. Ảnh: Một tiết mục tại hội diễn.

(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ phía đông của tỉnh, Lương Sơn có 20 xã, thị trấn với dân số 92.000 người gồm 3 dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao cùng chung sống. Đây là nơi giao lưu giữa hai vùng văn hóa Tây Bắc và châu thổ sông Hồng, thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng cũng khó khăn trong việc xây dựng bản sắc văn hóa do có sự pha trộn, không đồng nhất về lối sống, phong tục.

 

CVĐ “Toàn dân đoàn kết XDĐSVH ở KDC” được triển khai đã tạo nhiều hiệu ứng tích cực, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân - tương ái trong toàn dân, góp phần quan trọng trong phát triển và ổn định tình hình KT-XH, QP-AN. Lương Sơn đã vươn lên trở thành vùng động lực kinh tế của tỉnh và phát triển văn hóa có chọn lọc. Nơi đây không khó để tìm thấy những “làng” công nghiệp phát triển nhưng cũng không ít những CLB hát dân ca mang hơi thở truyền thống dân tộc Mường hay CLB hát chèo được du nhập từ Hà Tây (cũ). Tất cả tạo nên bản sắc văn hóa Lương Sơn tiên tiến, hài hòa, đặc sắc. Đến nay, toàn huyện có 16.405 hộ được công nhận văn hóa, chiếm 77,79%; 134 làng, bản, tiểu khu văn hóa, chiếm 71,6%.

 

Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng VH-TT huyện cho biết: Ngay khi có hướng dẫn, huyện đã thành lập BCĐ và được củng cố, kiện toàn qua từng năm. BCĐ đã ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bám sát các văn bản hướng dẫn của BCĐ cấp trên, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Tham mưu cho Huyện ủy ban hành kế hoạch kiểm tra thực hiện Chương trình hành động 341 của Tỉnh ủy và kết luận hội nghị lần thứ 10 BCH T.ư Đảng (khóa IX) về tiếp tục thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Công tác chỉ đạo xây dựng và nhân điển hình tiên tiến được chú trọng. Việc khen thưởng các đơn vị có thành tích xuất sắc được thực hiện kịp thời. Các xã, thị trấn, xóm, bản, tiểu khu đưa chỉ tiêu xây dựng đời sống văn hóa vào nghị quyết gắn với thực hiện quy ước, hương ước, QCDC ở cơ sở. Vì vậy, các KDC chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy SX CN-TTCN, dịch vụ đạt hiệu quả. Thu nhập bình quân của huyện đạt 17,1 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo còn 7%. Các thiết chế văn hóa được đầu tư, cải tạo với 85% xóm, bản, tiểu khu có NVH; 100% KDC thành lập tổ hòa giải; 100% xã, thị trấn có tủ sách pháp luật. Những hủ tục lạc hậu, rườm rà, lãng phí loại bỏ dần; một số lễ hội truyền thống tốt đẹp được duy trì, khôi phục như: lễ hội xuống đồng tại xóm Sáng và xóm Cao, xã Cao Răm. Nhiều gia đình, làng, bản văn hóa điển hình xuất hiện như: mô hình gia đình văn hóa tam đại đồng đường có công với cách mạng, nuôi dạy con cháu trưởng thành (ông Nguyễn Văn Giá, tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn); làng văn hóa tiêu biểu đạt thành tích cao trong phát triển kinh tế  (xóm Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch; xóm Đồng Tiến, xã Tân Vinh; xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên...

 

Mặc dù phong trào đã đạt được những kết quả quan trọng, song theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Thắng, phong trào tuy có phát triển nhưng chủ yếu về bề rộng, chưa có chiều sâu; chất lượng có lúc, có nơi chưa cao. Vào những năm đầu triển khai, việc công nhận vẫn còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng. Từ năm 2005 lại đây, việc bình xét, công nhận đã dần đi vào thực chất, công khai, dân chủ, bình đẳng, tạo được những tác động tích cực. Đó cũng là định hướng chỉ đạo quyết liệt của huyện để phấn đấu đến năm 2015, có 80% số hộ đạt gia đình văn hóa; 75% làng văn hóa; 100% xóm, bản có NVH, sân chơi thể thao; 50% xã, thị trấn có NVH và 1 khu trung tâm văn hóa -thể thao của huyện.

 

 

 

                                                                          Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục