Đông đảo cán bộ, nhân dân tỉnh Hưng Yên thăm quan gian trưng bày hiện vật của Bảo tàng Hòa Bình tại thành phố Hưng Yên.

Đông đảo cán bộ, nhân dân tỉnh Hưng Yên thăm quan gian trưng bày hiện vật của Bảo tàng Hòa Bình tại thành phố Hưng Yên.

(HBĐT) - Năm 1991, cùng sự kiện tái lập tỉnh, Bảo tàng tỉnh được thành lập mới trên cơ sở chia tách từ Bảo tàng tổng hợp Hà Sơn Bình. Tổng số hiện vật được tiếp nhận lúc này là 3.764 tài liệu, hiện vật các loại. 20 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Lưu giữ trên 11.000 hiện vật, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.

 

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi chuẩn bị cho kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Dịp này, Bảo tàng tỉnh có một gian trưng bày hiện vật nhằm tái hiện lại các giai đoạn tiền, sơ sử lịch sử và văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt là sự kiện thành lập tỉnh Mường năm 1886 và văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình để giới thiệu đến đông đảo  nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách trong dịp diễn ra ngày lễ lớn của tỉnh.

Để có được gian trưng bày, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ tháng 5/2011 với những phần việc cụ thể từ xây dựng kế hoạch, nội dung, ma két trưng bày đến thiết kế đai, bục, các tài liệu khoa học có liên quan đến chuyên đề trưng bày. Sưu tầm, bổ sung những hiện vật còn thiếu trong bộ sưu tập, chỉnh sửa các tài liệu khoa học phụ trợ trưng bày Gian trưng bày sẽ giới thiệu 285 hiện vật không kể ảnh, tài liệu khoa học phụ trợ. Nội dung trưng bày tập trung vào chuyên đề “Hòa Bình truyền thống và đương đại”  với các chủ đề chính như: giới thiệu về quá trình thành lập tỉnh Mường, văn hóa tiền, sơ sử Hòa Bình, văn hóa Mường và chủ đề lịch sử kháng chiến của nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và phát triển kinh tế ngày nay. Thời gian trưng bày được bắt đầu từ ngày 28/9 để phục vụ lễ kỷ niệm và được lưu giữ cho đến hết năm 2011.

 

Có nền tảng được xây dựng trên nền văn hóa Hoà Bình nổi tiếng, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Bảo tàng luôn được tiếp thêm nguồn cảm hứng để hoàn thành công việc. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trung tâm tiền sử Đông Nam á tiến hành 7 đợt khai quật các di chỉ về văn hóa Hòa Bình, đã đưa về kho bảo quản hơn 5.000 hiện vật các loại. Các cuộc khai quật, thám sát trước đây hầu hết là phối hợp với các đơn vị khoa học ở Hà Nội. Từ tháng 5/2010, Bảo tàng tỉnh đã mạnh dạn đề nghị với Sở VH-TT&DL cho phép đơn vị tự đào, thám sát khảo cổ học di chỉ mái đá Khụ Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Đến nay, trong số hơn 11.000 hiện vật lưu giữ trong bảo tàng có nhiều hiện vật quý hiếm như: bộ sưu tập trống đồng; sưu tập đồ đồng khác, sưu tập đồ gốm và bộ  sưu tập đá văn hóa Hòa Bình gồm 8.803 hiện vật.

 

Một mảng công việc lớn được Bảo tàng tỉnh đặc biệt coi trọng là quản lý các di tích.  Đến nay, toàn tỉnh đã có 37 di tích cấp quốc gia, 20 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Từ năm 1995 đến nay, Bảo tàng tỉnh đã liên tục tiến hành tu bổ 25 di tích. Năm 2008, Bảo tàng tỉnh được giao quản  lý thêm mảng  văn hóa phi vật thể của tỉnh. Trong điều kiện cho phép, đơn vị đã thực hiện các phần việc như: điều tra các lễ hội cổ truyền, viết kịch bản phục dựng một số lễ hội như: lễ hội chùa Tiên - Phú Lão (Lạc Thủy), lễ hội đền Thượng- thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), lễ hội Khai hạ (Tân Lạc)…

 

Cũng bắt đầu từ năm 2008, Bảo tàng tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị di tích lịch sử trong tỉnh cho học sinh các địa phương. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa mà Bảo tàng đang nỗ lực triển khai, nhân rộng.

 

Với công tác trưng bày, giới thiệu hiện vật, từ năm 1995 có trụ sở mới, Bảo tàng đã bắt tay vào thực hiện. Cùng với thời gian, việc trưng bày đã từng bước được đổi mới về nội dung và hình thức. Bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt trưng bày lưu động với nhiều chủ đề ở các xã, huyện trong tỉnh và một số tỉnh bạn. Những năm qua, Bảo tàng đã đưa hiện vật tới trưng bày lưu động tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Hưng Yên... Với hoạt động trưng bày lưu động này, Bảo tàng tỉnh đã mang bản sắc văn hóa của đất và người Hòa Bình đi giao lưu, quảng bá, giới thiệu tới các vùng, miền trong cả nước để lại dấu ấn tốt đẹp trong tâm thức của công chúng tỉnh bạn.  

Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí và con người... nhưng nhiều năm qua, Bảo tàng tỉnh đã nỗ lực hết mình để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của tỉnh.

                                                                     Lam Nguyệt 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục