Thiếu nữ Mường Bi biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội.

Thiếu nữ Mường Bi biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội.

(HBĐT) - Theo chiều dài lịch sử, từ thuở hồng hoang, đẻ đất - đẻ nước hay trải qua những năm tháng kháng chiến hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông, đến ngày hôm nay, vùng đất cổ Mường Bi vẫn luôn khẳng định được những giá trị riêng biệt, góp phần tô đẹp thêm bức tranh quê hương Hòa Bình giàu bản sắc.

 

Mường Bi luôn ẩn chứa những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống, là mảnh đất đậm tính tâm linh. Nơi đây có một không gian văn hóa đa dạng, phong phú với nhiều lễ hội như: hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội chùa Kè, lễ cơm mới, lễ cầu mưa - cầu mát... Trong đời sống của người Mường, cồng chiêng được xem như một biểu tượng văn hóa linh thiêng nhưng cũng thật gần gũi, thân thuộc. Không chỉ biểu hiện nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo, cồng chiêng còn thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng cam, cộng khổ, luôn kề vai, sát cánh bên nhau của người dân đất Mường cổ. Vùng Mường Bi hiện còn lưu giữ hơn 500 chiếc cồng chiêng các loại. Từng chiếc cồng, chiêng đều được mỗi gia đình nâng niu, gìn giữ như vật quý trong nhà. Những năm gần đây, lễ hội Khai hạ (lễ hội xuống đồng) được khôi phục và là một trong những lễ hội lớn của tỉnh đã trở thành điểm du xuân đầu năm thu hút sự tham gia của đông đảo bà con trong, ngoài Mường. Lễ hội được tổ chức ngay sau Tết Nguyên đán, là dịp để nhân dân bày tỏ lòng kính trọng vị thần đã lập ra Mường và cầu cho một năm mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, phát triển. Đây cũng là dịp để đồng bào giao lưu, gặp gỡ, gạt bỏ những lo toan, vất vả trong cuộc sống thường nhật, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.

 

Hiện nay, cùng với bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đời sống KT-XH của người dân Mường Bi ngày càng đủ đầy, no ấm hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân đồng lòng, đoàn kết nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thúc đẩy phát triển KT-XH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Bức tranh kinh tế nông nghiệp ngày càng đổi mới, nâng cao giá trị sản xuất; TTCN, xây dựng, du lịch và dịch vụ thương mại có bước phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp, bà con tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện những điểm phát triển kinh tế hiệu quả, có sức lan tỏa như xã Thanh Hối tạo được thế mạnh trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi hàng hóa, nuôi bò nhốt chuồng; xã Ngòi Hoa phát triển mạnh nghề nuôi cá trên lòng hồ, tạo được nguồn thu lớn, góp phần xóa đói - giảm nghèo; các xã vùng cao Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông xây dựng mô hình trồng cây su su hàng hóa mang  lại thu nhập cao... Năm 2010, huyện đã đạt được một số chỉ tiêu đáng ghi nhận như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%, tổng giá trị sản xuất đạt 856,78 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt 40.397 tấn, độ che phủ rừng đạt 49,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 10,68 triệu đồng. Toàn huyện có 12 trường học đạt chuẩn quốc gia, 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 93% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 91% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Trong giai đoạn 2011-2015, huyện phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/ năm với cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 40%; công nghiệp - xây dựng 29%; dịch vụ 31%. Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng từ 10 - 12%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 22,1 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm (theo chuẩn mới). 98% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 80% cơ sở đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 4,3 bác sỹ/vạn dân...

 

“Ping pồng ping”, mỗi khi Tết đến, xuân về, vào dịp lễ hội hay khi có việc làng, việc xã, âm hưởng trầm hùng của tiếng cồng, tiếng chiêng lại vang lên trầm bổng thực sự làm sống dậy những giá trị văn hóa truyền thống, đánh thức hồn Mường cổ. Với những bản sắc riêng độc đáo, cùng với bề dày truyền thống 125 năm thành lập tỉnh, huyện Tân Lạc đang hòa cùng các địa phương trong tỉnh vững bước trên con đường xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

 

 

                                                                                               Hà Thu

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục