Lễ khai ấn đền Trần - Nam Định.

Lễ khai ấn đền Trần - Nam Định.

Ngày 28.12, Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2011 sau 1 năm thực hiện công điện 162 của Thủ tướng ở 3 đầu cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh.

Những phát biểu tại hội nghị cho thấy còn rất nhiều bất cập mà không thể chỉ trông chờ vào ngành văn hoá, mà cần cả hệ thống xã hội vào cuộc.

Bề bộn tồn tại

Trước khi có công điện của Thủ tướng về việc chấn chỉnh, nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Bộ VHTTDL đã có một hệ thống văn bản pháp luật để quản lý việc này và đã chỉ đạo cho các sở VHTTDL thực hiện các văn bản đó. Đánh giá chung của hội nghị là nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định...

Lễ khai ấn đền Trần - Nam Định.

Các lễ hội lớn đều được xây dựng kế hoạch tổ chức cụ thể về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm... Tuy vậy, những vấn đề yếu kém của lễ hội mà dư luận lâu nay vẫn bức xúc thì vẫn tồn tại: Hình thức tuyên truyền ở lễ hội còn đơn điệu, chưa có hình thức biểu đạt hấp dẫn để du khách hiểu về các giá trị lịch sử văn hoá của di tích, về thần phả thần tích công trạng của nhân vật thờ tự và ý nghĩa của lễ hội. Hiện tượng nâng giá, ép giá; hành khất đeo bám khách du lịch chưa giảm ở một số lễ hội lớn.

Hiện tượng khấn thuê, đốt đồ mã, thả tiền, ném tiền bừa bãi vào hậu cung, nhét tiền vào tay Phật, đặt hòm công đức tràn lan; hiện tượng xả rác tuỳ tiện trên đường lên di tích, trong ngoài nơi thờ tự... vẫn còn diễn ra gây lộn xộn, làm mất vẻ trang nghiêm thanh tịnh và gây phản cảm trong sinh hoạt lễ hội. Đặc biệt, việc quản lý nguồn thu công đức, tiền giọt dầu ở không ít nơi vẫn còn chồng chéo, chưa minh bạch và chưa được sử dụng đúng mục đích...

Do đâu?

Trước hết, ý thức của một bộ phận người dân với mong muốn cầu lộc, cầu tài, cầu phúc, cầu danh lợi nên tốn kém lãng phí mua sắm đồ lễ, không hiểu được mục đích của lễ hội dẫn đến tình trạng lượng du khách quá tải lớn ở hầu hết các lễ hội lớn, dâng đồ lễ tốn kém, phức tạp. Các địa phương còn coi nặng mục đích kinh tế. Còn các nhà quản lý thì còn lúng túng trong việc quy hoạch lễ hội.

Đặc biệt, ý kiến của vị đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cho thấy còn rất nhiều lúng túng trong công tác quản lý: “Đại lễ cầu siêu hiện phát triển rầm rộ ở nhiều nơi, nhưng không phải ai cũng đồng tình. Cơ quan quản lý phải có đề xuất tổ chức đại lễ cầu siêu cho đúng tầm, tránh hiểu lầm hoặc lạm dụng. Phật giáo cấm không được đốt vàng mã trong chùa.

Có những nhà sư đã chất vấn chúng tôi rằng: Nhà nước đã khuyến khích cho hoạt động mê tín bởi cho phép sản xuất, tàng trữ, sử dụng vàng, mã... Các văn bản pháp luật có những mâu thuẫn, chồng chéo, không phân cấp được cơ quan nào phụ trách: Có địa phương là ngành văn hoá, có địa phương là tôn giáo quản lý.

Trong một buổi hội thảo với các chức sắc tôn giáo Phật giáo ở phía bắc, có vị đã nói đại ý, nếu với cách quản lý như thế này, họ xin trả lại bằng công nhận di tích quốc gia vì hoạt động của họ gặp rất nhiều khó khăn: Từ việc sửa chữa, trùng tu, bảo quản, tổ chức các lễ hội..., thậm chí còn chỉ trích BQL di tích: Những hoạt động thuận lợi thì các “bác ấy” nhận, còn hoạt động nào khó khăn lại chuyển cho bên tôn giáo”.

Từ những ý kiến trên của hội nghị, thấy rằng việc tổ chức và quản lý lễ hội vẫn đang và luôn là vấn đề “nóng”. Và để giải quyết những tồn tại ấy, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: “Đối với văn hoá, không nên sử dụng biện pháp hành chính đơn thuần để hành xử, mà bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp luật, nâng cao trình độ quản lý cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu rõ ý nghĩa của lễ hội”.

 

                                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục