Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, đến nay đã có gần 50 tổ chức quốc tế thuộc Chính phủ và phi chính phủ trên thế giới tham gia hỗ trợ hoặc trực tiếp giúp đỡ Việt Nam (VN) trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế. Nhờ đó, di sản này đã thực sự hồi sinh mạnh mẽ và đang phát huy tối đa giá trị, vị thế ở phạm vi toàn cầu!

 
Du khách đến Cố đô Huế, vào thăm cung An Định, chắc hẳn sẽ biết toàn bộ hệ thống tranh tường, trần cũng như trang trí nội thất ở đây đều do chính tay các chuyên gia hàng đầu đến từ châu Âu bảo tồn và phục dựng. Dự án phục dựng tranh tường và nội thất cung An Định vốn được đánh giá là rất khó thực hiện, đòi hỏi phải có sự tu bổ khoa học và chuyên môn cao. Trong khi đó, tại VN lúc bấy giờ chưa có một chuyên gia hay nghệ nhân nào giỏi về lĩnh vực này. May mắn thay, dự án đã được các chuyên gia thuộc Hiệp hội Giao lưu văn hóa Leibniz, Berlin, Đức nhận lời giúp đỡ.

Là một quốc gia có công nghệ bảo tồn, phục chế tác phẩm nghệ thuật cổ phát triển ở trình độ cao trên thế giới, chỉ sau 5 năm (từ 2004), các chuyên gia Đức đã phục dựng thành công toàn bộ nội thất của Khải Tường Lâu - cung An Định, trả lại vẻ đẹp nguyên bản cho các tác phẩm nghệ thuật trong di tích này. Mới đây, phía Đức lại tiếp tục tài trợ cho Dự án bảo tồn phục hồi nội thất công trình Tả Vu – Đại Nội Huế giai đoạn 2012 -2013 với số vốn 139.660 euro. Đây là dự án thứ 4 trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ quốc tế của CHLB Đức giúp VN bảo tồn di tích Cố đô Huế. Trước đó, Đức cũng đã tài trợ cho dự án bảo tồn phục hồi Cổng và bình phong khu mộ vua - lăng Tự Đức và Bảo tồn tu bổ công trình Tối Linh Từ - Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế.

Kể từ khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn, bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa Huế cho đến nay đã có tổng cộng gần 50 tổ chức quốc tế thuộc Chính phủ và phi chính phủ trên thế giới tham gia công cuộc này với số tiền tài trợ lên đến hàng chục triệu USD. Hiện, có thể nói ở bất kỳ hạng mục bảo tồn, trùng tu nào của di sản này đều có dấu ấn của sự hợp tác giúp đỡ từ bạn bè quốc tế. Trong số đó Nhật Bản được ghi nhận là quốc gia tích cực nhất, hỗ trợ cả về tài chính lẫn nhân lực, kỹ thuật.
 
Trong suốt một thời gian dài, kể từ năm 1992 đến nay, gần như lúc nào các chuyên gia bảo tồn bảo tàng của Nhật Bản cũng có mặt tại Huế. Thông qua 9 tổ chức của Nhật Bản như Quỹ Ủy thác, Quỹ Toyota, Tổ chức Hợp tác Quốc tế, Nhà hát Quốc gia Okinawa, Đại học Tokyo… chúng ta đã nhận được tổng cộng khoảng 7.205.849 USD tài trợ từ xứ sở hoa anh đào. Có thể nói, đây là quốc gia đã đóng góp nhiều công nhiều của nhất giúp Việt Nam bảo tồn và khôi phục thành công Cố đô Huế, đưa di sản này trở thành di sản văn hóa thế giới.
 
Không chỉ giúp đỡ về mặt tài chính, nhân lực và kỹ thuật, Đức, Nhật Bản, cùng nhiều tổ chức khác của Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Ba Lan, Canada, Thái Lan, Bỉ,… còn giúp đỡ các cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học; đào tạo nghề tại chỗ và chuyển giao công nghệ phục hồi tác phẩm nghệ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế cho hàng chục họa sĩ, thợ truyền thống trẻ của Huế.
 
 Các chuyên gia Ba Lan đang trùng tu tấm bia đá tại nhà bia Thị Học - Quốc Tử Giám Huế. Ảnh: Huyền Thanh
Các tổ chức quốc tế còn tài trợ kinh phí đưa hàng chục lượt cán bộ thuộc các lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, nghiên cứu lịch sử, bảo tàng của VN đi tham gia các chương trình đào tạo và khảo sát tại những nước có kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo tồn nhằm nâng cao năng lực quản lý và bảo tồn di sản cho các chuyên gia của Việt Nam.

Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, để có được sự giúp đỡ to lớn này một phần là do chính sách hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam trong những năm qua tương đối thông thoáng, bởi vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ của nước ngoài quan tâm tới việc bảo tồn di sản của Việt Nam. Thêm vào đó, chúng ta đã biết cách sử dụng các nguồn tài trợ một cách linh hoạt và có hiệu quả, tạo được lòng tin với bạn bè quốc tế, vì thế họ sẵn sàng quay trở lại và tiếp tục giúp đỡ bất cứ lúc nào có dự án kêu gọi tài trợ mới!

Với thế mạnh là nước sở tại có nhiều di sản độc đáo, thiết nghĩ chúng ta cần phải có những chính sách đối ứng hợp lý, cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính hơn nữa tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các đối tác truyền thống, đồng thời kêu gọi thêm những nhà tài trợ mới từ khắp nơi trên thế giới. Được vậy thì chắc chắn các di sản văn hóa của Việt Nam sẽ ngày càng được bảo tồn và phát triển bền vững, xứng đáng là di sản của nhân loại!     

 

                                                                  Theo Báo SKĐS 

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục