Ai cũng chọn cho mình những tấm vải đẹp nhất.

Ai cũng chọn cho mình những tấm vải đẹp nhất.

(HBĐT) - Chợ cách thung lũng Mai Châu chừng 30km về phía Bắc. Cứ vào chủ nhật, chợ họp tấp nập, khách phương xa dừng chân thích thú, lạ lẫm vì không khí vui vẻ và sắc màu rực rỡ.

 

Chợ Pà Cò thường họp rất sớm và cũng nhanh tan. Chưa đến 6h sáng, nhưng bà con từ các thôn, bản Hang Kia, Loóng Luông, Pà Cò đã tụ tập về chợ, đi chợ mà đông, mà vui như đi hội. Du khách như lạc vào một chợ Tết dưới xuôi. Chợ bày bán đủ các mặt hàng từ nông sản, vật nuôi, vải vóc, đồ thổ cẩm, nông cụ… cho đến cả đồ gia dụng, điện tử, đĩa nhạc, mỹ phẩm…

 

Các gian hàng chỉ tuềnh toàng cái bàn gỗ, ít dây hay thanh gỗ dài vắt ngang vắt dọc treo sản phẩm, thậm chí là mảnh bao tải gai trải giữa nền đất nhưng khách mua cứ vẫn kéo tới nườm nượp, chật cứng vòng trong vòng ngoài. Nơi đẹp nhất chính là khu vực bán hàng thổ cẩm. Du khách sẽ không thể cưỡng lại sắc tím lung linh của những xấp vải dệt văn hoa nổi bật mà chen qua đám đông sờ tận tay.


Đi qua “rừng” tím, khách sẽ lạc vào “rừng” thổ cẩm xanh, đỏ với những đường thêu tinh túy, nổi bật. Những người phụ nữ Mông vừa vui vẻ chào mời khách trong khi đôi bàn tay khéo léo xuyên từng đường kim mũi chỉ lên tấm vải màu. Bên cạnh những gian hàng thổ cẩm, các cô gái trẻ bị hút hồn bởi những chiếc cặp tóc trang trí hạt đá lung linh hay thử son môi đo đỏ trong quầy hàng.


Rời khỏi khu trung tâm là những góc nhỏ cho các gian hàng bán dao, kéo, cày cuốc, đồ nhựa, đồ nhôm cho đến trăm thứ nông sản tự trồng được như gạo, ngô, khoai, mía, rau xanh… Thậm chí, nếu may mắn khách du lịch có thể mua được những đồng tiền cổ của dân tộc Mông ngay trong lòng chợ. Ở đây, người mua kẻ bán cũng có ít giao kèo ngã giá nên các cuộc mua bán đều diễn ra nhanh gọn và ai nấy đều hài lòng.

 

Chợ phiên vùng cao khác chợ xuôi. Bà con đến chợ có khi chỉ để đem bán một con lợn, một con bò hay thậm chí là một con gà.

 

Nếu muốn biết người Mông nghe nhạc thế nào hãy đến góc nhỏ phía cuối chợ. Quầy bán hàng điện tử ngập trong tiếng nhạc. Trên mặt bàn nhỏ bày bán đủ loại băng cassette, đĩa … tiếng Mông rồi cả những chiếc điện thoại di động. Sự thật hầu như tất cả bà con đến chợ dù là tiểu thương hay người đi chợ đều có một chiếc điện thoại di động cũng sẽ là bất ngờ nho nhỏ cho bạn nếu “trót” tưởng tượng công nghệ chưa phủ sóng nhiều ở những phiên chợ vùng cao như thế này!

 

Chợ Pà Cò không chỉ là nơi buôn bán hàng hóa mà cũng là địa điểm gặp gỡ, hẹn hò của những đôi lứa. Các cô gái Mông xinh tươi khoác lên mình những bộ  áo váy đẹp nhất, lung linh nhất trông thật dịu dàng, xinh đẹp tay trong tay với các chàng trai len lỏi qua các gian hàng. Khuôn mặt họ sáng ngời hạnh phúc./.

 

 

 

 

                                                           HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục