Phiên chợ Tết ở vùng cao xã Tân Minh (Đà Bắc).

Phiên chợ Tết ở vùng cao xã Tân Minh (Đà Bắc).

(HBĐT) - Nếu như ở địa bàn thành phố và các trung tâm huyện lỵ, chợ Tết được khởi động từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp thì ở nhiều nơi vùng cao, sâu, xa trong tỉnh, chợ Tết là phiên chợ cuối của một năm, diễn ra duy chỉ một ngày. Trong tâm thức của nhiều người, chợ Tết nay vẫn giữ được cái “hồn” của chợ Tết xưa, vẫn là một trong những phong tục vui xuân ẩn chứa nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc.

 

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình luôn nườm nượp người từ sáng sớm cho đến tối mịt. Chợ Phương Lâm, Nghĩa Phương, Chăm Mát, Thái Bình, Tân Hòa rồi chợ   Tổng  Tân Thịnh, chợ Mới  Hữu Nghị tất nập người bán, người mua. Sắm Tết ở chợ, mọi người đều mang tâm trạng háo hức, hồ hởi, cảnh mua bán thường diễn ra chóng vánh, rất ít   mặc cả bởi lượng người đến chợ  đông, ai cũng tranh thủ thời gian để mua sắm được nhiều đồ. Nét mới là vào dịp Tết khoảng dăm vài năm lại đây, quanh khu vực thành phố mọc lên một số chợ chuyên bán hoa, cây cảnh, chợ quất, chợ đào. Sự xuất hiện của các chợ chuyên biệt này giúp phục vụ người dân thuận lợi hơn, không phải tìm kiếm hay len lỏi, chen chúc vào các các khu chợ vốn náo nhiệt, ồn ào.

 

Phiên chợ cuối năm ở vùng cao, sâu hay vùng hồ, không khí mua sắm dịp Tết cũng đông vui, náo nhiệt không kém. Đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Tày, Mông đã chuẩn bị từ nhiều ngày để có mặt ở chợ phiên đặc biệt này. Bà con thường mang ra chợ các loại hàng hóa nông sản, sản phẩm thủ công do chính mình làm ra. Hàng hóa mà những tiểu thương ở chợ dành bán vào dịp này bày nhiều vô kể. Tiền hàng bán được, bà con vùng cao dùng để trao đổi, mua sắm quần áo diện Tết, mua thực phẩm và những vật dụng thiết yếu cho những ngày Tết. Không cứ gì cư dân quanh vùng mà người dân từ vùng thấp, miền xuôi đến với phiên chợ khá nhiều, phần muốn sắm được những sản vật mà các chợ chốn thị thành ít có, phần nhiều muốn được thăm thú, khám phá nét văn hóa chợ phiên.

 

Phiên chợ Tết vùng cao chỉ họp một ngày lại có dịp gặp lại người quen nên rất vui, được tâm sự, sẻ chia đủ mọi thứ chuyện, nào chuyện sắm Tết, gói bánh chưng, đụng lợn, nào chuyện mùa màng... Trẻ con đang kỳ nghỉ học, được theo chân bố mẹ đi chơi chợ Tết, thỏa sức chạy nhảy,  đùa nghịch và được người lớn thưởng cho quà bánh và cả những quả bóng bay đủ kiểu, đủ màu. Thường thì cứ cứ  5 - 7 xã vùng cao, vùng hồ mới có một chợ phiên nên người xuống chợ rất đông.

 

Theo cảm nhận của ông Nguyễn Văn Thành, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc): sau hơn 20 năm đổi mới, quy mô các chợ ngày càng lớn, mức độ giao lưu văn hóa, giao thương hàng hóa cũng ngày một cao hơn. Nhiều loại hình dịch vụ gắn liền với chợ xuất hiện thỏa mãn nhu cầu của người dân. Cùng với sự phát triển của chợ nay, lời ăn, tiếng nói, văn minh giao tiếp của đồng bào các dân tộc được mở mang nhiều. Dù là ở thành thị hay nông thôn, miền xuôi hay miền ngược, người người, nhà nhà vẫn xem sắm tết là phong tục vui xuân, là nếp văn hóa ăn sâu không thể thiếu mỗi khi đến Tết cổ truyền. Trong đó, các chợ truyền thống, chợ nông thôn, vùng cao đậm đà bản sắc vẫn có sức hút rất lớn.

    

 

                                                                           Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục