(HBĐT) - Xa quê, gặp nhau dù chưa quen nhưng biết cùng quê đều có tình cảm dễ gần thân thương với nhau. Tình đồng hương sao mà thiêng liêng, sâu lắng. Đồng hương trên mảnh đất này có nhiều nhưng mỗi đồng hương có sắc thái riêng, đặc trưng riêng, đều đáng quý, đáng trên trọng và cũng đáng học tập.

 

Đồng hương quê tôi là những tỉnh bắc miền Trung, Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi đồng chua, nước mặn, đất cằn sỏi đá. Con người ở quê tôi nhọc nhằn trong mưa bão, mảnh đất chưa mưa đã lũ, chưa nắng đã hạn. Con người mưu sinh hết sức gian lao, từ gian lao đó, con người quê tôi đứng lên trong khí hậu khắc nghiệt, trong nghèo nàn để học hành, bươn trải.

 

Tính tình con người quê tôi bộc trực, có lúc dễ mất lòng. Huy Cận đã nói: ăn xứ Nghệ ăn mặn/ Đã nói, nói hết lòng

Đất này bền nghĩa bạn/ Đất này tình thủy chung.

 

Nghệ Tĩnh, mảnh đất của hai tỉnh vốn có truyền thống, cùng chng một cội nguồn, chung tiếng nói, chung thổ âm. Nguồn sông Lam, sông La vẫn âm vang câu hò ví dặm. Ví dặm - hát đò ngang, hát đối phường vải đã khởi nguồn từ xa xưa Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu. Dân ca ví dặm với người dân quê tôi ngọt ngào, tha thiết, lãng mạn, trữ tình nói lên cái tình, cái nghĩa của con nười Nghệ Tĩnh. Dân ca ví dặm vì lẽ đó đang được đề nghị Unesco công nhận là văn hóa phi vật thể.

 

Về sông Lam, sông La lại liên tưởng đến bài hát đêm đò đưa nhớ Bác, phải chăng chính dân ca ví dặm đã nâng bước chàng trai yêu nước đi khắp bốn bể, năm châu để rồi sau này giữa mạc tư khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh.

 

Đồng hương Nghệ Tĩnh ra đời đầu năm 1989, lúc hai tỉnh còn  sát nhập gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh, đến nay vừa tròn 25 năm. Nghệ Tĩnh mang tiếng dân “chặt to, kho mặn”, “ăn to, nói lớn” nhưng đi đâu, đồng hương Nghệ Tĩnh vẫn nặng mối ân tình.

 

Quê choa (tôi) tương nhút mặn mà

Chè xanh uống đọi (bát) đậm đà tình quê.

Ai về Nghệ Tĩnh cùng về

Gừng cay, muốn mặn không hề nhạt phai.

 

Nói vậy để tự hào truyền thống quê hương, quê hương Xô Viết rợp bóng cờ hồng, quê hương Bác Hồ.

 

Yêu quê, gìn giữ bản sắc quê hương là phải tận lòng vun vén, xây đắp nơi mình ở. Đất nào ở lâu rồi cũng hóa quê hương và cám ơn mảnh đất đã nuôi dưỡng, tác thành không những phần đời mình mà cả con cháu để lớn lên, học hành, công tác rồi đóng góp vào nơi mình ở quê hương thứ hai ân tình, nặng nghĩa. Đó là tấm lòng, bản ngã của những nhân cách thủy chung. Đừng như con bướm “đậu rồi lại bay” phải có ý thức làm người công dân tốt trên quê hương thứ hai.

 

Đồng hương Nghệ Tĩnh kỷ niệm 25 năm thành lập, người đồng hương mô, tê, răng, rứa thì đông không kể thế hệ con cháu trên địa bàn thành phố đã có hàng mấy trăm người nhưng vẫn còn nghèo. Giàu, nghèo nói như cha ông còn có phận, miễn là sống trong sạch, sống nghĩa tình. Trước hết giữ truyền thống đồng hương Nghệ Tĩnh là phải xây dựng mỗi gia đình đạt gia đình văn hóa, mỗi công dân chấp hành nghiêm luật pháp. Phải xây dựng mỗi gia đình là một tổ ấm vì ở đó sẽ có những lời nói dễ thương và những tấm lòng nhân hậu. Con cháu thành người cũng từ cái nôi của gia đình mà gia đình đồng hương ta nguồn gốc xứ Nghệ, nơi ngày xưa có ông đồ, ông nghè, ông cử vì nghèo đi thi phải dầm cá gỗ trong nước mắn thế mà đỗ đạt nên người.

 

Vì vậy, đồng hương Nghệ Tĩnh truyền thống mảnh đất “địa linh nhân kiệt” hãy dạy cho con, cháu làm điều lành, điều tốt để sưởi ấm tâm hồn con trẻ, nếu mà bày cho con làm điều ác, điều xấu thì tự nó sẽ thiêu trụi gia đình.

 

Để đồng hương xứ Nghệ toát lên được như nhà thơ Huy Cận đã có thơ:

 

Tình xứ Nghệ không mau/ Nhưng bén rồi sâu lắng

Quen xứ Nghệ quen lâu/ Càng tình sâu nghĩa nặng

 

Vài lời tâm sự nôm na vừa là kỷ niệm, vừa là mừng xuân. Xin chúc đồng hương mãi là quê hương giàu lòng xứ Nghệ.

 

 

 

                                                           Tản văn của Văn song

 

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục