Bánh được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở mảnh đất tốt nhất.

Bánh được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở mảnh đất tốt nhất.

(HBĐT) - Cứ độ hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, sương núi giăng đầy khắp bản cũng là lúc xuân về trên các bản Mông. Bà con người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu) thường đón Tết sớm hơn dưới xuôi độ một tháng. Gác công việc bận rộn thường ngày ngược Thung Khe lên Pà Cò để đón Tết là thú vui của nhiều người.

 

Cảm nhận đầu tiên là phiên chợ vùng cao. Những thiếu nữ Mông mặc váy, áo mới màu sắc sặc sỡ đổ về chợ phiên Pà Cò. Chợ bày bán đủ thứ nhưng nhiều nhất vẫn là những sạp hàng thổ cẩm, hàng tiêu dùng. Gặp anh Phàng A Thông ở bản Cang, xã Pà Cò trên chiếc xe máy còn rất mới anh kể: Ngày trước mình ở trên cao khó khăn lắm, mấy năm nay được Nhà nước hỗ trợ, gia đình mình chuyển về bản Cang ở. Có đất, có nhà, có điện, nước, có trường con đi học, mình vui lắm. Năm nay, được mùa ngô, mua được xe máy nó chở xuống chợ mua sắm đồ cho ngày Tết. Không chỉ nhà mình mà nhiều nhà trong bản cũng được mùa, đi sắm tết nhiều lắm.

 

Len lỏi giữa dòng người đông nghịt, chúng tôi ngắm nhìn các mặt hàng rực rỡ màu sắc, phong phú về chủng loại từ quần áo, khăn mũ đến thực phẩm, đồ gia dụng... Ngồi bán hàng thổ cẩm, chị Vàng Thị Tứ khoe: “Vừa mới mở hàng mà mình đã bán gần hết. Những chiếc túi, khăn, áo, váy thổ cẩm của gia đình dệt đấy. Bán hết số hàng này, mình sẽ mua một số thức ăn ngày Tết cho cả nhà”. Nhộn nhịp một góc chợ là gian hàng bán đồ điện tử. Ngồi bán hàng điện tử, ông Sùng A Lử tươi cười bảo: “Bây giờ người Mông đã biết làm kinh tế để giàu lên và họ đã mua được xe máy, điện thoại di động. Các chàng trai Pà Cò giờ không còn phải dắt ngựa như ngày xưa mà họ đã đi bằng xe máy rồi”.

 

Anh Sùng A Sa ở xóm Trà Đáy, xã Pà Cò kể: Việc đầu tiên cần làm cho năm mới là thu dọn nông cụ, dán lên đó những lá bùa truyền thống để đặt thờ trong suốt dịp Tết. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, khổ chủ sẽ giết lợn, mổ gà, lấy máu và lông bôi lên bùa chính trên bàn thờ để đón năm mới. Bánh dày là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết ở bản Mông. Mỗi gia đình đều đặt thờ 3, 6 hoặc 9 chiếc tùy từng dòng họ. Bánh có thể để trong 3 tháng, khi có khách sẽ rán lên để thết đãi. Bánh dày là đặc sản của bà con người Mông mỗi dịp Tết đến. Bánh được làm từ thứ gạo nếp nương thơm, dẻo mà người Mông trồng ở mảnh đất tốt nhất. Những người tham gia giã bánh dày thường là những người đàn ông khoẻ mạnh. Họ tập hợp thành một nhóm khoảng chục người thay nhau giã. Giã hết nhà này rồi lại đi nhà khác tạo nên một không khí Tết vui nhộn, ấm cúng. Những người phụ nữ Mông cũng tham gia phụ giúp nam giới giã bánh. Trong khi đó món bánh này lại đòi hỏi phải giã khi xôi nóng vừa xới ra khỏi chõ, giã liên tục không được để cho bánh nguội. Tiếng chày giã xuống phải mạnh đến mức xuyên qua độ dẻo của bánh đến nền cối gỗ mới đạt. Song ấn tượng nhất đối với mỗi du khách đó là khi chiếc bánh đang cứng như đá (vì giá lạnh), đem rán hoặc nướng trên than củi sẽ trở nên mềm dẻo và thơm ngon. Trong lạnh giá, được ngồi sưởi ấm bên bếp lửa, thưởng thức vị thơm, dẻo của món bánh dày, cảm nhận những nét văn hoá rất riêng của những con người bản Mông. Với người phụ nữ Mông, những ngày Tết là dịp họ được nghỉ ngơi và ăn mặc đẹp nhất. Tết đến, xuân sang, người phụ nữ Mông nào cũng có một bộ váy mới do chính tay mình làm ra. Để có được bộ váy, họ phải dồn công sức cả năm. Từ trồng, đập vỏ cây lanh, se thành sợi dệt vải đến phết sáp ong, tạo hoa văn, thêu thùa... Nhìn chiếc váy là biết người phụ nữ Mông cần cù, chịu thương, chịu khó, khéo léo đến đâu.

 

Vui và náo nhiệt nhất là những ngày Tết chính được cùng người Mông chơi các trò chơi dân gian như ném pao, đánh quay... Từ rất sớm, người già, trẻ nhỏ, đông nhất là đám thanh niên đã tập trung ở bãi đất rộng của bản, đàn ông đánh quay, con gái ném pao còn trẻ con chơi chọi quay. âm thanh của ngày hội bản Mông quyện với tiếng khèn vọng vào núi đá. Đâu đó, ta dễ dàng bắt gặp ánh mắt tình tứ của những đôi trai, gái trao nhau. Bây giờ trai gái Mông vẫn hát tỏ tình, vẫn thổi khèn, thổi sáo, vẫn ném pao... Có điều họ không chỉ hát như khi xưa vẫn hát: “Anh ném pao, em không bắt /Em không yêu, quả pao rơi rồi...”.

 

                                                                       

 

                                                                                     Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục