(HBĐT) - Nếu âm lịch tính theo tuần trăng là cơ sở phân định ngày, tháng, song căn cứ vào đó không thể biết ngày tốt, ngày xấu. Từ nhu cầu đó, người Mường đá sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.

 

Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông la trừ đá rò.

Ngày nay trong đời sống người Mường vẫn phổ biến sử dụng trừ đá rò như một công cụ để nhận biết thế giới, đoán định, tính ngày, giờ tiến hành các công việc hệ trọng của gia đình.

Trong âm lịch, ngày, tháng được thứ tự tính dần lên theo tuần trăng từ mồng 1 đầu tháng cho đến ngày cuối cùng của tháng. Song trong trừ đá rò cách tính không theo thứ tự số học mà các ngày vận theo cung khép kín 8 cung một vòng.

Tám cung trong trừ đá rò gồm: Cây trong, thướm trong, kim trong, khóa rỏ, kim tha, thướm tha, cây tha, thướm ngàng.

Trong đó thướm ngàng còn gọi là cun đất tức là mặt đất, khóa rỏ còn gọi là cun trời. Con người ta chân đạp đất, đầu đội trời trong đó, ứng xử với thế giới tự nhiên và ứng xử với xã hội được người Mường phân định thành hai vế đối nhau. Vế chủ quan có nghĩa là về của mình trong mình gồm ba cung: Cây trong  thướm trong  kim trong, đối và ứng xử với khách quan là cái bên ngoài tác động đến gồm ba cung: Kim tha - thướm tha - cây tha.

Với người Mường, quan sát lịch đá rò chỉ có: Cây (cây cối, hoa cỏ), thướm (đất), kim (kim loại), khóa rỏ (trời, vừa là thực: có mây, mưa, sấm, chớp, song cũng là hư vô vì là khoảng không) là 4 thành tố cầu tạo nên 8 cung. Từ mỗi cung người Mường nhận thấy chúng có hai mặt đối lập song không triệt tiêu nhau. Như cây trong đối lập với cây tha, kim trong đối lập với kim tha...

Từ đó vận và ứng dụng vào các tháng trong năm và các ngày trong tháng. Theo lịch đá rò, tháng giêng là tháng thướm ngàng. Tháng 2 + tháng 3 là tháng cây trong. Tháng 4 là tháng thướm trong. Tháng 5 +  tháng 6 là tháng kim trong. Tháng 7 là tháng khoá rỏ, tháng 8 + tháng 9 là tháng kim tha. Tháng 10 là tháng thướm tha. Tháng một(11) + tháng chạp (12) là tháng cây tha. Nếu không có các tháng tính gộp thì 8 cung tương đương tháng 8 âm lịch sẽ hết một năm theo lịch đá rò, năm mới sẽ lại bắt đầu từ tháng 9. Chính vì đó nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ lịch cổ có từ thời Hùng Vương dựng nước, khi đó một năm có 8 tháng và canh tác nông nghiệp trồng lúa nước mới chỉ có vụ mùa, chưa có vụ chiêm như bây giờ.

Không chỉ tính ngày, tháng, trừ đá rò rò còn ứng dụng trong tính phương vị trên thực địa. Theo đó thướm trong chỉ hướng bắc, thướm tha chỉ hướng nam, cung thướm ngàng là cung đất, tương ứng với phương tây, mặt trời lặn. Cung này là gốc để tính đi.  Đối diên với cung thướm ngàng là cung khoá rỏ, tương ứng với phương đông mặt trời mọc còn gọi là trời, đây là trục gốc. Kim trong chỉ hướng đông - bắc, kim tha chỉ hướng đông - nam, cây trong chỉ hướng tây - bắc, cây tha chỉ hướng tây - nam. Từ đây, việc lấy hướng nhà mới, hướng cửa mới hay hướng đặt mồ mả được phân tính theo từng cung tuổi của gia chủ cho hợp.

Nguyên sơ trong dân gian Mường trừ đá rò là hệ thống lịch dân gian được truyền miệng từ đời trước cho đời sau, cứ thế lan truyền mãi cho đến ngày nay vẫn còn đang được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống của người Mường.

 Do việc truyền miệng có nhiều điểm yếu khó khắc phục, như lâu ngày hay quên, mỗi người suy diễn theo ý riêng của mình. Chính vì thế người Mường đã sử dụng bàn tay, cụ thể là bàn tay trái vào công việc ghi nhớ và cũng là công cụ để tính và bấm.

Các cung trong trừ đá rò không phải ngày nào cũng xấu hết hay tốt hết, tuỳ theo mỗi loại sự việc có thể với việc này tốt, song với việc khác lại không hay.

Trừ đá rò không đơn thuần là một cách tính ngày mà là một thuật bấm độn, đoán biết quá khứ và tương lai nên không phải ai cũng hiểu, cũng biết cách tính. Trong một làng Mường chỉ có vài người cao tuổi hay các thầy Mo, thầy thượng là người biết, dân gian Mường gọi chung là thầy trừ. Trong làng Mường nhà ai dựng nhà mới, cưới hỏi cho con hay việc tang gia cần biết giờ lành để nhập quan, đưa ma, hạ huyệt... họ đều phải đi hỏi, được ngày, giờ ưng ý mới tiến hành.

Trải qua bao đời và ngày nay vẫn được sử dụng, lịch trừ đá rò của người Mường là sản phẩm của tri thức dân gian tuy còn rất thô sơ, song là công cụ để người Mường nhận thức thế giới, từ đó ứng dụng trong đời sống hàng ngày, từ đó phân định ngày, giờ để tiến hành các công việc lớn trong đời sống.

 

 

 

                                                                     Bùi Huy Vọng

                                                         (Hương Nhượng, Lạc Sơn)

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục