Lớp chuyên viên khóa V tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Lớp chuyên viên khóa V tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

(HBĐT) - Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là lựa chọn nằm trong chương trình học tập, nghiên cứu thực tế của lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên viên chính khóa V- 2015 do trường Chính trị tổ chức. Chúng tôi thấy rằng đây là chuyến thực tế có nhiều ý nghĩa.

 

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng hiếm có so với nhiều mô hình trưng bày, tôn vinh giá trị văn hóa của các dân tộc Việt đang chịu cảnh thờ ơ, quay lưng của du khách. Đây là một bảo tàng hoạt động hiệu quả được trang web du lịch hàng đầu của Mỹ, TripAdvisor, đã trao chứng chỉ xuất sắc lần thứ hai cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được xếp thứ sáu trong 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.

 

Từ khi thành lập vào năm 1997 đến nay, cơ quan quản lý đang cố gắng đem những nét đặc trưng của văn hóa từng dân tộc đến với du khách. Bảo tàng được đầu tư bài bản, tổ chức không gian khoa học và hơn hết đó xây dựng, phản ánh các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc được đầu tư, quan tâm nghiên cứu tạo dựng công phu, dựa trên nền văn hóa đặc thù của từng dân tộc, tạo nên sức hút cho cho bảo tàng nằm trong lòng Hà Nội này. Bảo tàng lưu giữ 29.000 hiện vật, trong đó có khoảng 25.000 hiện vật về các dân tộc trên đất nước Việt Nam, hơn 2.000 hiện vật về các dân tộc Đông Nam Á và gần 900 hiện vật về các nước khác. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được chia làm hai khu trưng bày trong nhà và ngoài trời.   Khu trưng bày trong nhà giới thiệu những nét tiêu biểu về 54 dân tộc qua các hiện vật và băng hình phát tại chỗ. Chúng tôi được tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ và theo địa hình địa chất. Tầng một dành riêng cho 4 dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Việt Mường. Tầng hai là không gian dùng để lưu giữ những hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của 50 dân tộc với các phần tái tạo nổi bật như nhà hình mai rùa của người Thái Đen.

 

Một điều đặc biệt là tất cả các công trình kiến trúc ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn tôn trọng nguyên bản. Những ngôi nhà này đều được tháo dỡ tại nơi mà chúng được hình thành và do chính bàn tay của cư dân vùng đó đem về bảo tàng dựng lại. Sản phẩm bảo tàng dân tộc học Việt Nam được những nhà quản lý có năng lực được xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học có uy tín và chất liệu xây dựng cũng như văn hóa được thiết kế đúng bản sắc dân tộc đặc thù của các vùng miền, các dân tộc trong  cả nước, điều này được chứng minh lượng khách đến bảo tàng dân tộc học cao nhất trong hệ thống các bảo tàng trên toàn quốc, trong đó có 30% là khách nước ngoài. Trong lúc hệ thống bảo tàng trong cả nước đối mặt với sự thờ ơ, thiếu vắng của du khách tham quan, thì Bảo tàng dân tộc học Việt Nam thực sự là điểm sáng có sức sống và thực sự là một địa điểm phải đến khi tham quan du ngoạn thủ đô Hà Nội. Điều đó minh chứng nếu công tác nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên sự tôn trọng bản sắc, kết hợp với mô hình tổ chức khoa khoa học sẽ tạo ra sức hút đối với du khách khi tìm hiểu, tham quan các giá trị văn hóa dân tộc tộc Việt Nam. Ngoài ra Bảo tàng dân tộc học Việt Nam có cách thức vận hành khá hợp lý như giảm giá vé cho học sinh, sinh viên, người dân tộc, miễn phí vé cho các cơ quan báo chí cũng gây thiện cảm tốt đối với du khách du lịch.

                                                                                

 

                                                                     

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục