Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

(HBĐT) - Không quàn xác người qua đời và tổ chức tang lễ quá 48 tiếng; các hủ tục lạc hậu gây lãng phí, tốn kém trong việc cưới dần loại bỏ; nhiều hoạt động văn hoá - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc trong các lễ hội được giữ gìn và phát huy... Đó là những điểm nhấn trong thực hiện nếp sống văn hoá mới ở Mường Thàng - Cao Phong những năm qua.

 

Ông Bùi Văn Liện, 60 tuổi ở xã Đông Phong cho biết: Trước đây, việc tổ chức việc cưới trong nhân dân còn nhiều thủ tục lạc hậu, rườm rà mang nặng tính phô trương, hình thức, nặng thách cưới... như tục tảo hôn; việc con gái đi lấy chồng phải mang nhiều chăn, gối làm lễ vật biếu những người thân trong gia đình chồng. Hiện nay, các đám cưới được tổ chức đơn giản, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hoá của địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu... được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không phô trương, hình thức. Các lễ vật trong đám cưới được người ta mang đến gọn gàng, nhẹ nhàng, tiết kiệm hơn. Cùng với đó, tục tảo hôn cũng đã được hạn chế, việc đăng ký kết hôn được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy. Việc tổ chức đám cưới đã được thực hiện phù hợp theo quy ước, hương ước của xã, xóm.

 

Cùng với việc bài trừ, xoá bỏ các hủ tục trong việc cưới, những năm qua, huyện Cao Phong đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc tang. Nhờ vậy đã tạo sự chuyển biến rõ nét về xây dựng nếp sống văn hoá trong việc tang trên địa bàn huyện. Đồng chí Bùi Thanh Bịnh, cán bộ văn hoá xã Dũng Phong chia sẻ: Hiện nay, việc tổ chức tang lễ trong nhân dân ở xã Dũng Phong đều được thực hiện theo nếp sống mới. Tang lễ được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang được thực hiện đúng quy định, không kéo dài trong nhiều ngày. Các hủ tục lạc hậu trong tang lễ đã cơ bản loại bỏ. Người dân không mời thầy cúng về yểm bùa, trừ tà và thực hiện nhiều thủ tục rườm rà, lạc hậu. Khi các gia đình có đám tang, các ban, ngành, đoàn thể, KDC và bà con hàng xóm cùng giúp đỡ gia đình tang chủ tổ chức lễ tang một cách chu đáo. Đặc biệt, việc rắc tiền thật trong khi đưa tang đã được xoá bỏ; việc rắc tiền vàng mã từng bước được hạn chế. Thời gian quàn thi hài và tang lễ không quá 48 giờ. Người mất được chôn cất chu đáo, đúng nơi quy định. Cùng với đó, việc thực hiện NSVM trong lễ hội cũng được cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đặc biệt chú trọng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Cao Phong hiện có nhiều lễ hội gắn với phong tục, tập quán, tâm linh, tín ngưỡng của địa phương được phục dựng, gìn giữ và duy trì. Trong đó, nổi bật là 6 lễ hội được tổ chức hàng năm như lễ hội chùa Khánh (Yên Thượng), chùa Quoèn Ang (Tân Phong), Khai hạ (Xuân Phong), Khai mùa (Dũng Phong) và lễ hội đền thác Bờ (Thung Nai). Hàng năm cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đã chú trọng làm tốt quản lý theo quy định góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân...

 

Theo đánh giá của UBND huyện Cao Phong, để có được những kết quả nêu trên là do huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngay từ cơ sở. Trong đó, lấy việc gắn kết chặt chẽ việc thực hiện NSVM với các phong trào thi đua ở các nơi. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy, phát huy tính tự quản của nhân dân thông qua việc xây dựng và đưa việc thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các hương ước, quy ước ở KDC. Từ đó làm cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân và cộng đồng dân cư trong bài trừ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng NSVM, giữ gìn những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc ở địa phương.

 

                                                                                     

                                                                         Mạnh Hùng 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục