(HBĐT) - Nơi thon thả vai núi Chóp Vung ngả ra, vòng tay vâm váp con sông Đà ôm vào - đó là làng tôi. Không rõ núi - sông đã quện với nhau như thế từ bao giờ, chỉ biết sông - núi đã tạo nên hình dáng làng Mường quê tôi như một cái mâm đồng, trên đó, mùa nào thức ấy, tầng tầng, lớp lớp những hoa thơm, trái ngọt một vùng bản địa. Đã có một thời làng có chợ bờ sông, có cây đa, bến nước, sân đình... Ngày nay tất cả chỉ còn trong ký ức lớp NCT.

 

Đầm Vũng, đầm Chằm, ruộng Cả, Nà Thờ còn đó như những “vật chứng” còn lại trong quá trình biến cải của làng. Những ngày tháng này, khi mà đồng trên, ruộng dưới chỉ còn trơ gốc rạ, đàn ong vàng lại bay về mang ủai (vía) lúa mùa lên tầng hai các nhà dân. Lũ ong vẫn ngỡ nơi đó là “rơớng” (gác), cất trữ lúa giống cho mùa sau của ngôi nhà sàn xưa! Khi mà những quả khế chua cuối cùng ngoài vườn đã rơi, những quả sung mật ngọt lừ trong rừng đã rụng, tiết trời thu se lạnh - một bước cho cây cỏ quen dần với cái rét thấu da, cắt thịt mùa đông sẽ về. Cỏ cây rũ dần đi gánh nặng trên mình để đủ sức sống qua mùa sau? Sông Đà thu mình lại, ngày đêm lờ lững trôi, khuất dần vào vùng cổ tích dưới chân núi Ba Vì.

 

Nếu là ngày xưa, chỉ còn hơn mười lần mặt trời xuống núi là đến ngày cơm mới tháng mười ta. Đầm Chằm còn cây “hoa leo” - đó là nửa cái sọt đan bằng tre nứa, cột trên ngọn cây tre - lệnh cấm của làng chưa cho người được úp nơm, kéo chũm, quăng chài bắt cá. Ngày cả làng bắt cá thì số cá vòng đầu bắt được phải tập trung cho làng làm cơm mới. Cá lóc, cá quả, cá trê dùng làm bánh cá mục. Bánh cá mục là bánh làm bằng bột nếp, nhân cá, chút hạt tiêu. Bánh được gói bằng lá táu (lá lốt rừng), lá sung và ngoài cùng là lá chuối. Cá được chặt khúc, cho ít muối, kho chín tới, gỡ bỏ hết chỉ giữ lại phần nạc. Bánh đồ bằng chõ, hương thơm bay lên ngào ngạt, trong nhà, ngoài ngõ. Lúa nếp, lúa tẻ phải là lúa được cấy ở Nà Thờ. Gạo tẻ gồm ré nước, gạo lúa Hin là thứ gạo dùng nấu cơm tẻ. Gạo nếp gồm gạo lúa Voong, gạo lúa Đìn dùng cho đồ xôi. Xôi có ba màu: xôi tròong (màu hồng nhạt), xôi vàng và xôi bạc (trắng). Để có các màu xôi khác nhau, người ta dùng các loại cây thuốc trên rừng như cây ngón cúi, dây rọoc rẹc... đun lên để lấy nước, trộn nước có màu với gạo nếp đã ngâm từ trước và đồ xôi. Dăm ba cái viếng (ninh đồng), cuốp (chõ), viên (giống cái nong có chân để đựng xôi)... được huy động từ các nhà dân trong làng. Công việc cỗ bàn như thịt gà, mổ cá, đồ xôi, bày cỗ..., cai tần đã giao cho lềnh các giáp chỉ đạo. Mâm xôi, con gà luộc là hai thứ chủ yếu cỗ cúng ngoài đình làng. Chủ tế mũ áo chỉnh tề sẵn sàng khấn vái lên đức Thánh Tản và thành hoàng làng. Công việc ngày cơm mới rằm tháng mười như một cỗ máy - người nào việc nấy, rậm rịch ngày đêm, ao ảng giáp trong, giáp ngoài. Các chức sắc quan lang, kỳ mục, cai tần... tóc búi tó, áo the, khăn xếp chỉnh tề, quần vải chúc bâu Nam Định, giày vải Gia Định trắng toát... đã ngó nghiêng răm hen (dặng hắng), đi ra, đi vào các ngõ đợi đến giờ ra đình Thánh. ông giáo Du - người dưới xuôi, dạy chữ nho và ông giáo Đinh Công Phục - người trong tổng, dạy chữ quốc ngũ và chữ Pháp cho một số người trong làng cũng được mời ra đình dự bữa cơm mới. Các chức sắc trong làng và khách mời được ngồi trong hậu cung của đình, đại diện các hộ gia đình ngồi quanh mái hiên đình làng. Lệ làng: chỉ khi bữa cơm mới ngoài đình xong, các hộ gia đình mới được cúng bái và cơm rượu. Thực hư thế nào chưa tỏ, phải trái ai người có hay nhưng trong dân gian còn lan truyền câu chuyện: Một nhà nọ tổ chức cơm rượu trước bữa cơm mới của làng nên một con hổ trên rừng xuống cứ quanh quẩn nhà đó mà kêu “ngáo ừ” suốt đêm thế là bị lang phạt vạ!. Thế mới biết những hương ước xưa của   làng thật nghiêm cả người và thú dữ đều vào cuộc!

 

Ngày nay, những loài thú dữ trên rừng không còn. Những giống lúa nếp, lúa tẻ ngày trước đã không biết đi đâu, về đâu? Nhưng những tập tục mới đang hình thành, điển hình trong những ngày tháng này đang rậm rịch ao ảng diễn ra ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc KDC hàng năm. Một sự trùng hợp về thời gian và không gian nhưng cách tổ chức ngày hội sao cho phong phú, đa dạng, tự nhiên, không gò ép... về lâu dài phải trở thành tập tục mới. Lễ hội vui chơi, ăn uống sao cho gọn nhẹ, tiết kiệm. Nên chăng cũng phải từ “cây nhà, lá vườn” của dân, do dân và vì dân. Qua lễ hội làm cho tình làng, nghĩa xóm thêm bền chặt, sống vui vẻ, hòa thuận, cố kết các hộ, họ tộc với nhau, tạo nên một sức mạnh mới lớn hơn ở các KDC khắp làng trên, xóm dưới trong sự nghiệp đổi mới ở địa phương.

 

 

                                                            Tản văn của Đinh Đăng  Lượng

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục