Các học viên tham gia học lớp dân ca Mường tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Các học viên tham gia học lớp dân ca Mường tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên người xưa đều lưu truyền câu nói nổi tiếng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, sự so sánh đó không chỉ xuất phát từ lịch sử của mỗi xứ Mường mà còn là biểu hiện cho nhịp sống văn hóa tinh thần, phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc của mỗi xứ. Mường Bi, một trong những cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Đời sống văn hóa, tinh thần nơi đây luôn thể hiện được những nét đẹp mãi không phai của người Mường.

 

Trong đó, âm vang tha thiết của dân ca Mường là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường Bi (Tân Lạc). Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường âm nhạc hiện đại, sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, người dân nơi đây vẫn lưu giữ, phát triển được những nét đẹp của dân ca Mường. 

Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện  cho biết: “Nhằm lưu giữ và phát huy dân ca Mường nói riêng và bản sắc văn hóa người Mường Bi nói chung, Trung tâm đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác bảo tồn dân ca. Hàng năm, đều tổ chức các chương trình, lễ hội xoay quanh hoạt động đời sống văn hóa tinh thần người dân, lồng ghép các tiết mục dân ca vào các lễ hội, giao lưu văn nghệ”. Trong những hoạt động bảo tồn dân ca Mường Bi, nổi bật hơn cả là hoạt động mở lớp dạy dân ca Mường. Lớp được mở vào các dịp hè hàng năm, kéo dài trong 15 ngày. Nhiều nghệ nhân có hàng chục năm gắn bó với dân ca Mường với mong muốn bảo tồn, phát huy những nét đẹp của dân ca Mường đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp như: Nghệ nhân Bùi Thị Miên, xã Địch Giáo; nghệ nhân Bùi Văn Ểu, xã Phong Phú; nghệ nhân Bùi Thị Thảo, xã Mỹ Hòa. Sau ba năm hoạt động, lớp dạy hát dân ca Mường là điểm đến thú vị đối với mọi người muốn tìm hiểu, học hát dân ca, thu hút nhiều lứa tuổi đến học. Những người đã có tuổi muốn tham gia, theo dõi để hồi tưởng về những làn điệu dân ca về quê hương, đất nước còn vang vọng mãi trong mỗi con người. Sau khóa học, các học viên đều về cơ sở phát huy được những nét đẹp dân ca đã được học. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần đưa văn nghệ xóm, bản khởi sắc hơn.

Bên cạnh đó, phong trào văn nghệ quần chúng góp phần khơi dậy phong trào văn hóa văn nghệ của người dân, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc dân ca Mường. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ tuyên truyền các xã, thị trấn và 239 đội văn nghệ thôn, xóm. Các đội văn nghệ đóng vai trò nòng cốt trong việc tham gia biểu diễn lưu giữ, phát huy những bản sắc, làn điệu dân ca. Một số đội văn nghệ quần chúng của các xã như: Xã Phú Cường, thị trấn Mường Khến, xã Ngọc Mỹ luôn hoạt động sôi nổi, đạt giải cao trong các hội diễn văn nghệ cấp huyện. Với phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, nhiều hội thi văn nghệ được tổ chức như thi Hát đối, hát thường rang. Hàng năm, các chương trình văn nghệ được tổ chức gắn liền với các ngày lễ lớn. Đặc biệt, lễ Khai hạ Mường Bi được tổ chức vào mùng 8 âm lịch thực sự là ngày hội của người dân, là dịp để người dân được giới thiệu với bạn bè những nét đẹp quê hương, những bản sắc của đời sống người Mường Bi. Trao đổi với chúng tôi về kế hoạch bảo tồn dân ca Mường Bi trong thời gian tới, đồng chí Bùi Mạnh Hùng cho biết thêm: Trung tâm văn hóa và thể thao huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng của các xóm, xã. Thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ ở các cụm, xã, thị trấn nhằm động viên, đánh giá chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng của các xóm, xã. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ có kế hoạch kết hợp với Phòng giáo dục huyện để mở lớp dân ca trong giờ học ngoại khóa của các em học sinh tại các trường học. Qua đó, giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về dân ca quê mình đồng thời có ý thức giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca.

                                                           

 

                                                       Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục