Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình)  biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V

(HBĐT) - Xuất phát từ xuất xứ, sự gần gũi máu thịt của chiêng đối với cộng đồng dân tộc Mường ở Hoà Bình, sự ảnh hưởng và sự lan toả của không gian văn hoá chiêng Mường được thể hiện bằng tâm hồn, sức mạnh của làng Mường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng. In sâu, hoà đậm trong đời sống học tập, lao động, chiến đấu của cộng đồng, làng xóm, của từng gia đình và theo suốt vòng đời của mỗi người con đất Mường.

 

Âm nhạc chiêng vang lên từ mỗi khoang nhà, trước đình, đền, miếu, trong các xóm Mường lan toả ra đồng ruộng, núi rừng ở các cuộc săn bắt cá dưới nước, muông thú trên rừng, trong lao động sản xuất. Tiếng chiêng gắn kết linh hồn con người từ khi lọt lòng, trưởng thành, cưới hỏi cho đến khi chết đi tiễn biệt linh hồn người chết về với Mường Ma. âm thanh của từng chiếc chiêng và của cả hiệp âm dàn chiêng có độ rung rất cao, bồi âm lan toả rất xa. Tiếng chiêng đập vào vách núi rồi vang vọng, lan toả trên mặt nước sông, suối.

 

Nhạc chiêng, không gian văn hoá chiêng Mường Hòa Bình hình thành từ rất sớm và được phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc. Từ những giai điệu chiêng lệnh, chiêng cộc, chiêng đi săn đến những bài chiêng phức tạp loóng 3, loóng 6, loóng 9, bông trắng, bông vàng, đi đường, đắp phai, mừng cơm mới, terool, gọi ma, đùm đim, rước đuốc, cà rồng, giáo bông, giáo hoa, bến rậm, sông bờ, chúc phúc. Những bài chiêng đã có tên riêng, nhiều khi người Mường còn gọi theo thứ tự số 1, 2, 3, 4... hoặc loóng 3, loóng 6, loóng 9 và một số bài phát triển trong các vùng Mường, đến nay đã phát hiện được trên 35 bài chiêng khác nhau. Người Mường đặt tên các bản nhạc chiêng theo 3 cách gọi khác nhau như: Căn cứ vào nội dung bài chiêng; căn cứ vào phương thức trình tấu, trình diễn bản nhạc chiêng; căn cứ vào địa danh, đặc biệt là địa danh lịch sử văn hoá của địa phương, chính vì vậy mà sự xê dịch về tên các bài chiêng là khó tránh khỏi. Một số tên các bài chiêng điển hình được tìm thấy như: Loóng 1; loóng 2; loóng 3 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), loóng 6 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), bông trắng bông vàng: rộn ràng, tươi vui; đi đường, leo núi: sắc bùa; đắp phai: nhịp điệu khoẻ khoắn; mừng cơm mới; gọi ma; đùm đim, rước đuốc: bắt chước tiếng chim bảng lảng, kêu ban đêm, tiếng kêu liền mạch như nước chảy và rầm rầm như lửa cháy, trong đêm tối âm u; giáo bông giáo hoa (gieo bông, gieo hoa); đi đường, đón khách; bến Rậm sông Bờ (bến chợ Rậm, chợ Bờ sông Đà, người Mường Động lại gọi là chiêng Mường Động).

 

Cùng với phương thức đánh chiêng mang tính nghệ thuật, âm nhạc. Một hai chiếc chiêng, chủ yếu là chiêng chót cao âm và chiêng Boòng beng trung âm đánh lẻ một hồi, một tín hiệu âm nhạc, một tiết và một câu nhạc đơn giản. Những hồi chiêng, tín hiệu âm nhạc, tiết nhạc, câu nhạc mang nhiều yếu tố ngẫu hứng sáng tạo ban đầu đã hình thành và định hình, định thức những bản nhạc đầu tiên với 3 âm, 4 âm một tạo thành “khung đom”.

 

Bài 6: Phương thức trình tấu chiêng Mường

 

 

                                                                                 H.L (TH)

                                                                                  (còn nữa)

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục