Cờ Mỹ, cờ NATO và cờ Anh tung bay tại trụ sở của NATO ở Brúc-xen (Bỉ). Ảnh: Reuters

Cờ Mỹ, cờ NATO và cờ Anh tung bay tại trụ sở của NATO ở Brúc-xen (Bỉ). Ảnh: Reuters

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brúc-xen (Bỉ), EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sẽ thiết lập chiến lược phòng thủ mới nhằm đối phó với tác động từ việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nan giải là chiến lược mới phòng thủ mới này có nguy cơ bị “phủ bóng” bởi chính Brexit, theo đánh giá của các nhà phân tích...

Theo dự kiến, NATO và chính phủ các nước thành viên EU sẽ ký một hiệp ước mang tính bước ngoặt nhằm đối phó với hàng loạt thách thức an ninh đang nổi lên. EU và Mỹ, quốc gia dẫn đầu trong NATO muốn nhân 2 hội nghị riêng rẽ sắp tới của EU và NATO để thúc đẩy các cải cách liên quan tới 2 trụ cột an ninh chính của phương Tây này, nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Oa-sinh-tơn.

 

Trên thực tế, từ sau các cuộc khủng hoảng tài chính buộc các nước EU phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong khi phải đối phó với những mối đe dọa an ninh, chính phủ các nước EU nói rằng, họ sẽ hành động mạnh mẽ hơn để bảo đảm an ninh cho chính mình và EU không thể phụ thuộc mãi vào Mỹ. Hiện nay, chính phủ các nước EU đang thảo luận việc xây dựng quỹ quốc phòng chung nhằm đầu tư và nâng cấp máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay không người lái, tàu chiến và vệ tinh.

Chiến lược phòng thủ mới sẽ cho phép EU hành động độc lập hơn trong trường hợp cần thiết khi EU đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về an ninh. Theo đó, EU kêu gọi các chính phủ hợp tác, chia sẻ chi tiêu quốc phòng và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ 2 quốc gia đầu tàu là Đức và Pháp. Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni (Fererica Mogherini) còn đề xuất việc triển khai lực lượng bảo vệ biên giới EU nhằm kiểm soát dòng người di cư.

 

Tuy nhiên, những nỗ lực trên của EU có thể sẽ là vô nghĩa khi vắng bóng nước Anh, quốc gia đóng góp nhiều nhất cho ngân sách quân sự của EU. Anh cũng là nước đóng góp nhiều nhất cho các hoạt động quân sự mà EU dẫn đầu, chi trả khoảng 15% chi phí và cung cấp các khí tài quân sự. Ngay cả đề xuất triển khai lực lượng bảo vệ biên giới, EU cũng sẽ khó khăn nếu không có các hạm đội tinh nhuệ của Anh.

Đánh giá về tầm quan trọng của Anh ở châu Âu, Tổng thư ký NATO Gien Xtôn-ten-bớc (Jens Stoltenberg) cho rằng: “Những gì Anh làm có ảnh hưởng lớn, Anh là nước bảo trợ và cung cấp nguồn lực bảo đảm an ninh lớn nhất trong châu Âu”. Hiện Anh đang đi đầu trong chiến dịch chống cướp biển của EU ở vùng Sừng châu Phi, có các tàu tuần tra ở Địa Trung Hải và cam kết cung cấp binh sĩ cho các nhóm chiến đấu của EU.

Tổng thư ký NATO Gien Xtôn-ten-bớc khi đề cập tới hợp tác quốc phòng giữa EU và NATO đã không quên nhắc tới những cam kết của Vương quốc Anh với NATO. Ông cho biết, hợp tác giữa NATO và EU sẽ được củng cố và phát triển hơn nữa tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào đầu tháng 7 tới vì NATO đang có kế hoạch liên kết với một EU mạnh mẽ hơn. Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới sẽ là một nền tảng quan trọng cho việc tăng cường hơn nữa hợp tác quốc phòng, an ninh giữa châu Âu và NATO. Tổng thư ký NATO Gien Xtôn-ten-bớc cũng cho biết thêm, hiện mục tiêu của giới chức NATO là thúc giục Anh đóng một vai trò lớn hơn trong liên minh quân sự này để tránh bị cô lập.

Sự ra đi của nước Anh khỏi EU chưa tới mức tạo ra một “khoảng trống” nhưng rõ ràng sẽ gây cản trở cho các nỗ lực của EU cũng như trong hợp tác giữa EU và NATO trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Trước khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về Brexit, Mỹ vẫn luôn muốn Anh, đồng minh chính của Mỹ ở châu Âu, đóng vai trò cầu nối giữa NATO và EU. Điều này cho phép Oa-sinh-tơn có thể rảnh tay hơn để tập trung vào các mối lo ngại khác, bao gồm sự trỗi dậy của Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan.

Nếu không vì đánh giá cao vai trò của Anh, Tổng thư ký NATO Gien Xtôn-ten-bớc đã không phải vội vàng đưa ra tuyên bố ngay sau cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý về Brexit, cho biết Anh cam kết sẽ có trách nhiệm đối với sự ổn định của phương Tây. Giới chuyên gia cho rằng, Anh vẫn có thể tham gia các nhiệm vụ của EU, ngay cả khi nước này nằm ngoài khối, tương tự những gì mà Ca-na-đa và Na Uy (2 nước không phải thành viên của EU) đã làm. Luân Đôn sẽ không có “tiếng nói” trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn của EU.

Tuy nhiên, sự thiếu vắng của Anh không hẳn sẽ gây bất lợi hoàn toàn cho các nỗ lực của EU trong việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khối theo hướng chặt chẽ hơn. Bởi chính Anh là nước không ủng hộ kế hoạch thành lập quân đội chung của EU. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Mai-cơn Pha-lông (Michael Fallon) gần đây từng phát biểu rằng “không ai muốn quân đội của mình bị kiểm soát bởi Brúc-xen”. Có những dự đoán cho rằng, khi không có sự ngăn cản của Anh, Pháp và Đức có thể dẫn đầu một “liên minh phòng thủ chung” để cùng phát triển và chia sẻ khí tài quân sự. Thậm chí, Pháp đã thúc đẩy ý tưởng về việc thành lập một sở chỉ huy quân đội của EU, độc lập với NATO, để thực hiện các nhiệm vụ quân sự của khối.

 

                                                                              Theo QĐND

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục