Nhiều năm trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) ra đời, Chính phủ Thái-lan đã đưa ra các biện pháp quan tâm thúc đẩy hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực. Giới doanh nghiệp Thái-lan cũng rất chủ động nắm bắt những “cơ hội vàng” do thị trường AEC với số dân khoảng 625 triệu người mang lại.

 

        Ngành may mặc Thái-lan vươn mạnh ra thị trường ASEAN.

Cộng đồng ASEAN đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Năm 2015, tổng GDP của ASEAN là 2,43 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế đứng thứ sáu trên thế giới; dự kiến tăng trưởng GDP năm 2016 là 4,5% và năm 2017 là 4,8%. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN đạt 2,28 nghìn tỷ USD năm 2015, trong đó thương mại nội khối ASEAN đạt 547,2 tỷ USD (chiếm 24%).

AEC ra đời cuối năm 2015, với mục tiêu phát triển ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất với dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do, cũng như dòng chảy vốn và lao động có tay nghề tự do di chuyển. Ưu tiên hàng đầu của AEC là thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN thông qua lộ trình giảm thuế. Các nước ASEAN đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm dần và xóa bỏ thuế quan ASEAN. Hiện Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po và Thái-lan đã xóa được 99,2% các dòng thuế nhập khẩu trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) đã xóa được 90,9% các dòng thuế; tới năm 2018, tỷ lệ thuế được xóa bỏ của các nước CLMV sẽ là 97,81% và của ASEAN sẽ là 98,67%. Khi đó, sự luân chuyển hàng hóa trong ASEAN sẽ dễ dàng và thuận lợi rất nhiều. Thái-lan, quốc gia sáng lập ASEAN, có nhiều điều kiện để tận dụng những lợi thế do AEC mang lại. Thủ tướng Thái-lan Pray-út Chan Ô-cha cho biết, để tận dụng những “cơ hội vàng” của AEC, một mặt Thái-lan sẽ tự trang bị nguồn nhân lực để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong Cộng đồng ASEAN, mặt khác sẽ phối hợp chặt chẽ các nước thành viên ASEAN khác.

Từ nhiều năm qua, Chính phủ Thái-lan đã triển khai hàng loạt biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nước này hội nhập AEC và giới doanh nghiệp Thái-lan chủ động tiến vào “sân chơi chung” ở khu vực, đón đầu cơ hội. Kết quả một cuộc khảo sát tại Thái-lan mới đây cho thấy, 96% số lãnh đạo các doanh nghiệp nước này nhận định AEC mang lại nhiều cơ hội tốt để họ vươn ra các quốc gia trong khu vực. Nhiều tập đoàn lớn ở Thái-lan cũng đã chuẩn bị cho sự ra đời của AEC từ nhiều năm qua nhờ tận dụng lợi thế chênh lệch về trình độ phát triển so nhiều quốc gia thành viên ASEAN khác. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ AEC, đầu tư, thương mại và lưu chuyển hàng hóa được tự do, vì vậy, việc đặt nhà máy ở các nước láng giềng sẽ có lợi về chi phí, nhất là nhân công. Nhiều doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư mạnh vào ngành bán lẻ ở các nước ASEAN nhằm mở rộng và tạo kênh phân phối thuận lợi cho hàng Thái-lan. Dòng vốn đầu tư của Thái-lan vào các nước ASEAN vì thế tăng mạnh trong vài năm trở lại đây, trong đó riêng chín tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Thái-lan đã đầu tư 1,9 tỷ USD vào ASEAN, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của nước này. Nhiều công ty lớn như Amata, Tập đoàn xi-măng Siam (SCG), Tập đoàn Dầu khí Thái-lan (PTT)... đã tăng cường đầu tư vào các thị trường có tốc độ phát triển nhanh, nhân công rẻ và dồi dào nguồn tài nguyên như Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia. Hàng loạt doanh nghiệp khác của Thái-lan cũng tìm được chỗ đứng khá ổn định tại các thị trường “khó tính” hơn trong khối, như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin.

Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ và sự năng động, chủ động hội nhập kinh tế khu vực của giới doanh nghiệp Thái-lan đã góp phần tạo đà thúc đẩy kinh tế nước này tăng trưởng tích cực hơn. Theo Ủy ban Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Thái-lan (NESDB), vượt xa nhiều dự báo, GDP của Thái-lan trong quý I năm nay đạt 3,2%, là mức tăng trưởng cao nhất trong ba năm trở lại đây và đạt 3,5% trong quý II, giúp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2016 đạt 3,4%. Nhiều tổ chức tài chính uy tín thế giới dự báo, với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế khởi sắc thời gian qua, Thái-lan có thể đạt mức tăng trưởng GDP khả quan hơn trong năm nay và năm 2017, trong biên độ từ 3,3% đến 3,5%.

 

 

                                                                       Theo Nhandan

Các tin khác


Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục