Sau những phát biểu cứng rắn của Thủ tướng Anh Theresa May về việc nước này rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi Brexit, chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm cho thấy giới đầu tư bất an với chiến lược đàm phán Brexit.

 

Tuyên bố cứng rắn

Theo CNN, chỉ số Dow Jones giảm 58,96 điểm xuống 19.826,77 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 6,75 điểm, xuống 2.267,89 điểm, chỉ số Nasdaq Composite giảm 35,39 điểm, xuống 5.538,73 điểm. Riêng bảng Anh tăng 2,3%, lên mức 1,2318 USD/bảng, mức cao nhất kể từ tháng 6-2016.

 

Các nhà đầu tư tại sàn chứng khoán New York, Mỹ

 

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng May lần đầu tiên khẳng định Anh sẽ rời khỏi thị trường chung châu Âu để hạn chế dòng người di cư vào nước này từ châu Âu, đồng thời công bố lộ trình 12 điểm cho việc Anh tách khỏi 27 quốc gia thành viên EU. Bà May bày tỏ mong muốn sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại toàn diện với EU, trong đó cho phép Anh tự do tiếp cận các thị trường châu Âu và loại bỏ tối đa các rào cản thương mại và nhấn mạnh “thà không ký một thỏa thuận nào còn tốt hơn ký một thỏa thuận tồi”. Theo bà May, điều này không đồng nghĩa Anh muốn tìm kiếm một cơ chế thành viên hợp tác hay thành viên một phần của EU. Thay vào đó Anh có thể trở thành một đối tác mới và bình đẳng với EU. Việc chấm dứt bất kỳ thỏa thuận nào với các thành viên còn lại của EU cũng cần phải được 2 viện thuộc Quốc hội Anh bỏ phiếu thông qua, đồng thời cảnh báo các quốc gia thành viên EU không được thúc đẩy một thỏa thuận trừng phạt về việc Brexit. 

Giới quan sát nhận định tuyên bố trên của Thủ tướng Anh cho thấy quan điểm của London không muốn tìm kiếm một thỏa thuận nửa vời với EU một khi đã rời đi. Dù là theo hướng nào, nó cũng sẽ tác động đến kinh tế không chỉ của riêng nước Anh hay khu vực Eurozone mà lan rộng toàn cầu.

Rủi ro rình rập

Theo dự kiến, chính phủ của Thủ tướng May sẽ chính thức kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon vào cuối tháng 3 tới để bắt đầu tiến trình đàm phán rời EU. Các cuộc đàm phán này có thể kéo dài khoảng 2 năm với thời gian biểu sít sao, nhiều thỏa thuận thương mại có thể mất nhiều năm hơn nữa để chốt. Ngoài ra, cuộc bầu cử ở Pháp và Đức trong năm nay cùng việc giới lập pháp EU và Anh phải phê chuẩn càng làm giảm thời gian đàm phán.

Thủ tướng May muốn hàng hóa và dịch vụ hưởng dòng thương mại tự do nhất có thể giữa hai bên, song giới lãnh đạo châu Âu đã nói rõ rằng nước Anh hậu Brexit không thể có cùng quyền tiếp cận vào các thị trường EU như khi còn là thành viên. Gregor Irwin, nhà kinh tế trưởng tại hãng tư vấn chiến lược Global Counsel, cho biết, ngay cả khi các nhà đàm phán của Anh làm việc cực kỳ tốt, họ cũng sẽ vấp phải nhiều rào cản thương mại. 

Nhà kinh tế cao cấp Kallum Pickering tại Berenberg Bank nhận định, tăng trưởng kinh tế Anh hàng năm có thể hạ từ 2,2% xuống 1,8%, thiệt hại tăng dần theo thời gian. Thêm vào đó, Anh cũng phải tái đàm phán thỏa thuận thương mại với khoảng 50 nước, trong đó có Canada và Hàn Quốc, hai quốc gia hiện có các thỏa thuận thương mại ưu đãi với EU. Các thỏa thuận trên không được chuyển sang cho Anh một cách tự động hậu Brexit. Cố đạt thỏa thuận thương mại tự do với EU trong thời gian 2 năm là điều thiếu chắc chắn. Giới chức liên minh 27 quốc gia có thể muốn giữ lập trường cứng rắn trên bàn đàm phán để thể hiện với các nước còn lại trong khối rằng, ở lại thì tốt hơn là ra đi.

Trong trường hợp cả Anh lẫn EU không đạt được kết quả đàm phán khả quan, Anh sẽ rời EU mà không hưởng bất kỳ ưu đãi nào ở thị trường xuất khẩu duy nhất, lớn nhất. Thương mại với châu Âu và các nước còn lại trên toàn cầu sẽ phải được thực hiện theo quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Lúc này, thương mại trở nên tốn kém hơn và có khả năng khiến việc làm cũng như doanh nghiệp Anh chịu thiệt.

Bà May ngoài ra cũng thể hiện mối đe dọa kín đáo gửi đến châu Âu khi cảnh báo rằng, nếu không đạt thỏa thuận thương mại, Anh có thể áp thuế suất cạnh tranh hơn để thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư từ EU đến Anh.

 

 

                                                                          Theo SGGP

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục