Chưa đầy 1 ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ nộp đơn kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm liên bang phản đối phán quyết của thẩm phán liên bang ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước, Tòa phúc thẩm Mỹ ngày 5-2 đã bác bỏ kháng cáo, đồng nghĩa với việc tiếp tục ngừng sắc lệnh cấm nhập cảnh.

 

Người dân tuần hành phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước Đại sứ quán Mỹ ở London

Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ nói không với Bộ Tư pháp

Tòa án phúc thẩm liên bang đã bác bỏ đơn kháng án của Bộ Tư pháp và yêu cầu bộ này và thẩm phán liên bang James Robart nộp bản tóm tắt quy phạm pháp luật trước khi tòa án này đưa ra quyết định cuối cùng. 3 thẩm phán thuộc Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ  gồm William Canby (do Tổng thống Jimmy Carter bổ nhiệm), Richard Clifton (do Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm) và Michelle Friedland (do Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm). Điều này có nghĩa là phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart đình chỉ lệnh cấm thực hiện sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump tiếp tục có hiệu lực. Thẩm phán Robart nhấn mạnh, việc thực thi sắc lệnh sẽ gây phương hại đến cư dân về việc làm, giáo dục, kinh doanh, quan hệ gia đình và sự tự do đi lại.

 

Sau phán quyết của thẩm phán Robart, Bộ An ninh Nội địa thông báo thực hiện thủ tục nhập cảnh theo tiêu chuẩn đã có từ trước khi có sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Theo CNN, một quan chức Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad nói rằng, người có thị thực hợp lệ của Mỹ, bao gồm cả thị thực nhập cư đặc biệt từ Iraq vẫn sẽ được phép đến Mỹ. Sắc lệnh của Tổng thống Trump vào cuối tháng 1 yêu cầu ngừng cho người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn và cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày. Bản thân ông Trump đã tấn công cá nhân thẩm phán Robart, chỉ trích phán quyết của ông Robart là “vô lý”, vượt quá xa quyền hạn và phá hoại quyền lực của Nhà Trắng và Quốc hội.

 

Theo Reuters, phát biểu trước phóng viên ở Florida, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ giành chiến thắng. Vì sự an toàn của đất nước, chúng tôi sẽ giành chiến thắng”. Đây được xem là hành động bất thường của một tổng thống khi tấn công một thành viên của cơ quan tư pháp đã được quyền hiến định kiểm tra quyền lực của hành pháp và lập pháp. Thượng nghị sĩ Dân chủ Patrick Leahy của bang Vermont tuyên bố “sự thù địch của ông Trump nhằm vào các quy tắc của luật pháp cho thấy ông không chỉ lúng túng mà còn có hành động nguy hiểm”.

 

Tuần hành phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh

Trong khi đó, các cuộc tuần hành phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump vẫn tiếp diễn tại nước Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Đây là cuộc biểu tình cuối tuần thứ ba liên tiếp ở nhiều nước và là cuộc biểu tình liên tục trong tuần qua ở Mỹ. Tại thủ đô Washington của Mỹ, hàng trăm người tuần hành từ Nhà Trắng đến Đồi Capitol, nơi đặt tòa Quốc hội. Tại New York, khoảng 3.000 người tham gia tuần hành. Con số này lên đến 10.000 người tại thủ đô London của Anh, theo ước tính của các nhà tổ chức. Tuần hành cũng diễn ra ở Paris, Berlin, Stockholm và Barcelona…

 

Tại Indonesia và Philippines, sinh viên cũng đã xuống đường phản đối chính sách nhập cư Tổng thống Donald Trump trước đại sứ quán Mỹ ở Jakarta và Manila. Tại Jakarta, hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động từ các nhóm nhân quyền kêu gọi chính phủ Indonesia và cộng đồng quốc tế ngăn chặn sắc lệnh của Tổng thống Mỹ mặc dù Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới không nằm trong danh sách 7 nước bị cấm. Tuy nhiên, Indonesia là nơi có gần 14.000 người tị nạn đang tìm cách định cư tại các nước thứ ba, trong đó có Mỹ và lệnh cấm của ông Trump sẽ tác động đáng kể cơ hội của họ định cư tại Mỹ. Theo báo The Star (Malaysia), nhà hoạt động Filza Inanuma cho rằng: “Thực sự đây không chỉ là sự cấm đoán với người Hồi giáo mà còn là cuộc chiến chống lại nhân loại vì những người nhập cư hoặc tị nạn trên thế giới không chỉ từ 7 nước nằm trong danh sách cấm”.

 

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục