Sau nhiều tuần căng thẳng, Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán quân sự với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng đồng ý, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa 2 bên khể từ năm 2015.

 

Khu vực phi quân sự Panmunjom - nơi từng diễn ra các cuộc hòa đàm giữa hai miền Triều Tiên


Hàn Quốc muốn xây dựng lòng tin

Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk nói với tại cuộc họp báo ngày 17-7 rằng, các cuộc hội đàm quân sự có thể được tổ chức tại Tongilgak, tòa nhà của Triều Tiên trong khu liên hợp Panmunjom ở khu vực phi quân sự giữa hai nước. Nơi đây từng được sử dụng để tổ chức các cuộc hội đàm trước đó. Ông Suh đề nghị các cuộc đàm phán quân sự được tổ chức vào ngày 21-7, đồng thời cho biết "Chúng tôi mong đợi phản ứng tích cực từ phía Bắc”. Theo Yonhap, một quan chức cấp cao Hàn Quốc nói rằng, các cuộc đàm phán nhằm ngăn chặn "tất cả các hoạt động thù địch gây căng thẳng quân sự” tại biên giới giữa hai miền Triều Tiên. 

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyyon cũng kêu gọi khôi phục đường dây nóng giữa hai miền Triều Tiên đã bị cắt năm 2016 sau cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên.  Phía Hàn Quốc tin các cuộc đàm phán với Triều Tiên có thể bắt đầu bằng các biện pháp xây dựng lòng tin như kết thúc các chương trình truyền thanh dọc theo biên giới. Ngoài các cuộc đàm phán quân sự, Hội chữ thập đỏ và Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đề xuất các cuộc họp riêng biệt với Triều Tiên nhằm thảo luận làm việc tổ chức thêm những cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong Chiến tranh liên Triều.

Điều kiện từ Triều Tiên

Ngoài điều kiện yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ ngừng chính sách thù địch với Triều Tiên, Bình Nhưỡng còn yêu cầu Hàn Quốc trao trả 12 nhân viên phục vụ sau khi họ trốn khỏi một nhà hàng của Triều Tiên tại Trung Quốc. Phía Bình Nhưỡng cho là 12 người này bị phía Hàn Quốc bắt cóc trong khi phía Hàn Quốc cho rằng họ xin tị nạn tại Hàn Quốc. 
Trước đó, Bộ Ngoại giao Triều Tiên còn cho rằng họ sẽ có biện pháp "đáp trả thích ứng” nếu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua các biện pháp mới siết chặt trừng phạt Triều Tiên, sau khi thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14. 

Kể từ khi được bầu vào tháng 5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã lặp lại nhiều lần mong muốn nối lại mối quan hệ kinh tế và chính trị với Triều Tiên. Cách tiếp cận này được gọi là "chính sách Moonshine” vì giống với "chính sách ánh dương” của cựu Tổng thống Hàn quốc Roh Moo-hyun.

Bình Nhưỡng cho đến nay đã bác bỏ những nỗ lực của ông Moon. Một bài báo trên tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên đã mỉa mai bài diễn văn tại Berlin của ông Moon là "ngụy biện”. Bài diễn văn đó ông Moon kêu gọi Triều Tiên đối thoại với Hàn Quốc. Bài báo cho rằng đề xuất này "chỉ gây trở ngại hơn là giúp cải thiện quan hệ hai miền Triều Tiên”, thực chất là "núp dưới danh nghĩa hòa bình với ý đồ xóa sổ người hàng xóm của mình bằng cách dựa vào các lực lượng nước ngoài”. 

Triều Tiên thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg đầu tháng 7, khi Tổng thống Hàn Quốc tới dự. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Cho đến nay, Mỹ đã không loại trừ việc tấn công quân sự Triều Tiên nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân.

                                             

                                                  TheoSGGP

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục