Trong chuyến thăm Pakistan của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ J.Mattis mới đây, hai bên cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục hợp tác trong sứ mệnh chống khủng bố. Mặc dù vậy, hai đồng minh vẫn chưa đạt được độ tin cậy cần thiết để đưa quan hệ song phương vượt qua sóng gió.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ J.Mattis tới Pakistan.


Diễn ra vào thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ D.Trump không ngừng kêu gọi Chính quyền Islamabad giải quyết triệt để các nhóm khủng bố đang hoạt động tại vùng biên giới giữa Pakistan và Afghanistan, chuyến thăm của người đứng đầu Lầu năm góc được dư luận hai nước và khu vực quan tâm.

Bộ trưởng J.Mattis nêu rõ, ông mong muốn đàm phán với các nhà lãnh đạo Pakistan để giải quyết các thách thức đang tồn tại giữa hai nước và tìm lập trường chung giữa hai bên trong cuộc chiến chống khủng bố. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh lời kêu gọi của Tổng thống D.Trump về việc Islamabad cần hành động nhiều hơn để đối phó cái gọi là "thiên đường trú ẩn” cho chủ nghĩa khủng bố.

Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Pakistan cho biết, trong các cuộc gặp, Bộ trưởng J.Mattis thông báo cho ban lãnh đạo Pakistan về mục đích chuyến thăm của ông nhằm tìm nền tảng chung để tạo mối quan hệ tích cực, nhất quán và lâu dài với quốc gia Nam Á này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghi nhận những hy sinh trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của Pakistan, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hợp tác sâu sắc hơn vì mục tiêu chung là loại bỏ khủng bố khỏi khu vực.

Về phần mình, Thủ tướng Kh.Abbasi nhấn mạnh việc cần có sự can dự sâu rộng để tăng cường quan hệ đối tác và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước; nhất trí rằng cả Pakistan và Mỹ có những lợi ích chung trong bảo đảm hòa bình và an ninh ở Afghanistanvì sự ổn định lâu dài của khu vực. Thủ tướng Pakistan cũng đánh giá cao quyết tâm của Washington không cho phép sử dụng lãnh thổ của nước láng giềng Afghanistan để chống Pakistan, khẳng định, không nước nào được hưởng lợi nhiều hơn Pakistan từ hòa bình và ổn định ở Afghanistan, cho rằng hai nước cần tiến về phía trước để giải quyết các vấn đề hiện tại.

Kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan vào năm 2001, một số nhóm nổi dậy tại Pakistan đã vượt biên giới nước này tổ chức nhiều cuộc tiến công vào các lực lượng Mỹ, Afghanistan và đồng minh. Sau đó, các nhóm này trở về những nơi trú ẩn tại Pakistan. Mối quan hệ giữa Pakistan và Mỹ trở nên xấu đi trông thấy kể từ tháng 8-2017, khi Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố chiến lược mới tại Afghanistanvà Nam Á, trong đó hạ thấp vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống khủng bố.

Chính quyền Washington hối thúc đồng minh lâu năm phải có nhiều hành động hơn trong vấn đề chống quân nổi dậy, những kẻ bị cho là lợi dụng các căn cứ tại khu vực bộ lạc của nước này để tiến công binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồn trú ở Afghanistan. Những lời lẽ cứng rắn của phía Mỹ về Pakistan khiến quốc gia Nam Á không hài lòng, làm dấy lên các cuộc biểu tình chống Mỹ tại đây. Pakistan luôn bác bỏ việc hỗ trợ các lực lượng đồng minh của Taliban, khẳng định chỉ duy trì liên lạc với các nhóm nổi dậy nhằm đưa các lực lượng này vào bàn đàm phán hòa bình.

Chuyến thăm Pakistan đầu tiên của ông J.Mattis với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng đã nhắc lại lòng tin trong chính sách của Mỹ, đòi hỏi Islamabad cần hành động nhiều hơn để đối phó những mạng lưới vũ trang đang hoạt động trên lãnh thổ. Giới lãnh đạo Pakistan nhiều lần khẳng định, sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền quốc gia và quan hệ tương lai với Mỹ sẽ được ứng xử dựa trên cơ sở lòng tự trọng và bình đẳng.

Trong tuyên bố về chính sách sau chuyến thăm Islamabad của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ R.Tillerson tháng 10 năm ngoái, Pakistan cũng thẳng thắn gửi Washington thông điệp rằng, Pakistan không cần viện trợ quân sự cũng như hỗ trợ kinh tế, mà cần sự ghi nhận và tôn trọng của đồng minh. Tất cả các thể chế nhà nước, trong đó có Quốc hội, các cơ quan hành pháp và lực lượng vũ trang của Pakistan sẽ bảo vệ lợi ích của đất nước và không bao giờ thỏa hiệp về lợi ích của mình. Pakistan cũng sẽ không đầu hàng trong tất cả các vấn đề liên quan lợi ích quốc gia và nước này sẽ không lùi bước trước bất kỳ sức ép nào của Mỹ.

Dù chưa loại bỏ sự nghi kỵ lẫn nhau để tiến tới cải thiện quan hệ giữa hai nước, song Pakistan vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và cực đoan ở khu vực. Chính vì vậy, trong chiến lược mới đối với Nam Á, Chính quyền Washington vẫn đề cao vai trò quan trọng của Pakistan đối với ổn định và hòa bình ở khu vực. Tần suất thăm Pakistan dày đặc của giới chức Washington thời gian gần đây đã khẳng định điều đó.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục