Sáng 14-4 (giờ Việt Nam), Mỹ cùng các đồng minh Anh và Pháp đã tiến hành đợt không kích đầu tiên tiến công nhiều mục tiêu tại thủ đô Damas của Syria. Lực lượng quân đội Syria đã đáp trả, trong khi Nga lên án mạnh mẽ hành động tiến công quốc gia có chủ quyền.


Nổ lớn xảy ra ngay sau tuyên bố tấn công của ông Trump. (Nguồn: Getty Images)

Cuộc không kích của Mỹ và đồng minh vào Syria được tiến hành ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có bài phát biểu trên truyền hình, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết liên quân Mỹ-Anh-Pháp quyết định khởi động một chiến dịch tại Syria nhằm vào chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và nêu rõ, vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma của Syria là "một hành động leo thang”. Ông chủ Nhà trắng tuyên bố, bước đi này của Mỹ là nhằm "ngăn cản việc sản xuất, phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học”; đồng thời khẳng định, Mỹ sẽ duy trì biện pháp đáp trả quân sự này cho đến khi Syria dừng sử dụng vũ khí hóa học.

Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, một vụ nổ lớn đã xuất hiện tại thủ đô Damascus của Syria. Theo một số nhân chứng, quận Barzeh ở thủ đô Damascus của Syria đã trở thành mục tiêu của vụ tấn công. Đây là một khu vực có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học. Một quan chức Mỹ cho biết nước này đã sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công nhiều mục tiêu tại Syria.

Truyền hình nhà nước Syria đưa tin quân đội nước này đã sử dụng vũ khí phòng không để đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Syria cũng thông báo, Mỹ đã phối hợp với Anh và Pháp phát động tấn công nhằm vào nước này. Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, nhiều căn cứ quân đội Syria và cơ sở nghiên cứu khoa học tại thủ đô Damascus đã trở thành mục tiêu trong chiến dịch quân sự của liên quân Mỹ-Anh-Pháp. Theo thông tin mới nhất, quân đội Syria đã bắn hạ 13 tên lửa ở thành phố Kiswah, phía nam thủ đô Damascus.

Trước cuộc tiến công, Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố không có sự lựa chọn nào khác ngoài sử dụng biện pháp quân sự đối với Syria. Bà May thông báo, Anh đã liên quân cùng Mỹ và Pháp tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Syria. Theo bà May, việc Anh tham chiến với Mỹ và Pháp là nhằm ngăn chặn các vụ tấn công hóa học tiếp diễn tại Syria.

Cùng ngày, liên quan hành động can thiệp quân sự tại Syria, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh, các vụ tấn công hóa học tại Syria là "không thể dung thứ”. Ông Macron cũng cho biết, mục tiêu của vụ tấn công là nhằm các cơ sở sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Theo thông báo từ Phủ Tổng thống Pháp, Pháp sẽ phối hợp với các đồng minh thúc đẩy những nỗ lực ở Liên hợp quốc để thiết lập một cơ chế điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria.

Bộ Ngoại giao Nga ngay lập tức ra tuyên bố cáo buộc Mỹ và phương Tây tiến công quốc gia có chủ quyền nỗ lực chống lại chủ nghĩa khủng bố trong nhiều năm qua; cuộc tiến công lại xảy ra giữa lúc Syria đang hướng đến tương lai hoà bình. Nga kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc họp khẩn để lên án chiến dịch quân sự của Mỹ cùng Anh và Pháp tại Syria.

                                              TheoNhandan

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục