Ngày 8/11, phát ngôn viên của Liên hợp quốc cho biết Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen Martin Griffiths không thu xếp để các phe phái ở Yemen tham gia đàm phán hòa bình vào cuối tháng này, thay vào đó sẽ cố gắng đưa họ ngồi lại với nhau vào cuối năm nay.


Đặc phái viên Martin Griffiths. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ông Griffiths đang cố gắng cứu vãn các cuộc đàm phán hòa bình từng bị đổ vỡ vào tháng Chín vừa qua. Trong một tuyên bố vào tuần trước, ông Griffiths hy vọng sẽ đưa các phe phái tham chiến ở Yemen ngồi vào bàn đàm phán trong vòng một tháng. 

Tuy nhiên, người phát ngôn của Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết mục tiêu bây giờ là tham vấn chính trị giữa các bên trước cuối năm nay. Dự kiến Đặc phái viên Liên hợp quốc về vấn đề Yemen sẽ có bài phát biểu ngắn ở Hội đồng Bảo an vào ngày 16/11 tới.

Tuần trước, Mỹ và Anh đã gia tăng kêu gọi chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần bốn năm qua tại Yemen, khiến cho quốc gia Trung Đông rơi vào thảm cảnh nghèo đói với 30.000 trẻ em tử vong và suy dinh dưỡng mỗi năm theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). 

Liên hợp quốc cảnh báo quốc gia này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới với khoảng 7 triệu người chịu ảnh hưởng của nạn đói và hơn 20.000 người tử vong do dịch tả. 

Hồi tháng Chín, một nỗ lực nhằm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva, Thụy Sỹ, đã không thể diễn ra do sự vắng mặt của đại diện phiến quân Houthi, lực lượng hiện chiếm giữ phần lớn đất nước Yemen, bao gồm cả thủ đô Saana.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Jeremy Hunt hôm 5/11 cho biết ông sẽ thúc đẩy một hành động mới tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm cố gắng chấm dứt cuộc chiến ở Yemen và tìm ra một giải pháp chính trị. 

Theo nguồn tin ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết Anh đang làm việc với Mỹ về một dự thảo nghị quyết nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Yemen./.

 

                     TheoVietnamplus

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục