Tờ Sunday Times mới đây đã đưa tin Thủ tướng Anh Theresa May có kế hoạch tìm kiếm một hiệp ước song phương với chính phủ Ireland như một cách để loại bỏ điều khoản "rào chắn" trong thỏa thuận "ly hôn” của nước này với Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.


Thủ tướng Anh Theresa May (trái, phía trước) trong phiên họp của Hạ viện ở London ngày 14/1/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sunday Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết những người ủng hộ bà May nghĩ rằng một thỏa thuận với Ireland sẽ loại bớt những tiếng nói sự phản đối kế hoạch Brexit của bà trong nội bộ đảng Bảo thủ và đảng Liên minh dân chủ (DUP) Bắc Ireland.

Tuy nhiên, ấn bản Ireland của tờ báo này đã trích dẫn một nguồn tin chính phủ cấp cao thuộc Ireland nói rằng đề xuất về một hiệp ước song phương không phải là điều họ muốn cân nhắc. Một nguồn tin chính trị cấp cao khác nói rằng hiệp ước này sẽ không được Ủy ban châu Âu (EC) đồng ý.

Thủ tướng May đã phải chịu một thất bại nặng nề tại Quốc hội vào ngày 15/1 khi các nhà lập pháp thuộc đảng Bảo thủ và các đảng phái khác từ chối kế hoạch Brexit của bà với con số phủ quyết áp đảo. Các kịch bản được nhắc tới nhiều nhất vào lúc này là một Brexit không thỏa thuận hoặc mở lại một cuộc trưng cầu ý dân khác khi chỉ còn 10 tuần nữa là Brexit chính thức diễn ra.

Dự kiến vào ngày thứ Hai tới (21/1), bà May sẽ thông báo kế hoạch tiếp theo của bà. Tuy nhiên, tờ Sunday Times cũng đưa tin một nhóm các nhà lập pháp tại Quốc hội Anh sẽ họp vào Chủ nhật (20/1) để xem xét các cách thức họ có thể sử dụng đình chỉ quá trình Brexit và giành quyền kiểm soát khỏi tay Chính phủ của Thủ tướng May.

Trước đó, Chính phủ Cộng hòa Ireland, một trong những quốc gia chịu tác động trực tiếp từ thỏa thuận, đã khẳng định cam kết của quốc gia này với thỏa thuận Brexit được Anh và EU thông qua hồi tháng 11/2018, là chắc chắn kể cả với điều khoản "rào chắn" về vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland. 

Điều khoản này cho phép Anh ở lại liên minh thuế quan EU và vùng Bắc Ireland ở lại thị trường chung châu Âu cho tới khi hai bên đạt thỏa thuận thương mại để tránh thiết lập đường biên giới cứng trên đảo Ireland, một kịch bản có thể làm tái bùng phát xung đột bạo lực tại vùng đất này về vấn đề quy chế lãnh thổ.

Trong một diễn biến liên quan, vào ngày 19/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định sẽ nỗ lực tới ngày cuối cùng để tìm ra giải pháp giúp sự kiện Brexit có một thỏa thuận cuối cùng và đảm bảo Anh và EU có mối quan hệ tốt nhất sau Brexit. 

Bà cũng cho biết Đức tôn trọng quyết định ra đi của Anh nhưng cũng nói thêm rằng EU có trách nhiệm định hình một tiến trình "chia ly" để 50 năm nữa sẽ không có ai nói lời từ chối với liên minh này và luôn phải cân nhắc khả năng để tránh phải thỏa hiệp. 

Nhà lãnh đạo Đức cũng tái khẳng định Anh sẽ là đối tác quan trọng với EU hậu Brexit. Trước đó, bà Merkel từng nói rằng mọi việc hiện phụ thuộc vào Thủ tướng Anh Theresa May để quyết định hướng đi tiếp của Brexit./.

 

                      Theo Vietnamplus

Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục