Ngày 2-2, trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga quyết định đình chỉ việc tham gia vào Hiệp ước Các lực lượng tên lửa hạt nhân tầm trung INF để đáp trả việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.

Nga tuyên bố ngừng tham gia Hiệp ước INF

 

Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin tuyên bố trong cuộc họp: "Chúng ta sẽ có phản ứng đáp trả ăn miếng trả miếng. Các đối tác Mỹ đã thông báo đình chỉ việc tham gia vào hiệp ước INF, và chúng ta cũng sẽ đình chỉ. Họ thông báo rằng đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển, và chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự".

Ông Putin cũng đã ra lệnh chấm dứt các nỗ lực khởi xướng các cuộc đàm phán về Hiệp ước INF. Ông khẳng định tất cả các đề xuất của Nga về việc này (kiểm soát các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung) vẫn ở trên bàn đàm phán và các cánh cửa đối thoại vẫn đang mở ngỏ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Tôi đã ra lệnh cho cả hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nga không bắt đầu bất cứ cuộc đàm phán nào trong tương lai. Chúng tôi sẽ đợi cho tới khi các đối tác của mình tiến hành một cuộc đối thoại công bằng và có ý nghĩa với chúng tôi về vấn đề quan trọng này, đối với cả hai phía chúng tôi, các đối tác và cho cả thế giới".

Ông Putin nói thêm rằng từ lâu Nga đã nêu việc thực hiện các cuộc đàm phán có ý nghĩa về vấn đề giải trừ vũ khí. Ông nêu rõ: "Trong những năm vừa qua chúng ta thấy rằng các đối tác đã không hề ủng hộ những sáng kiến của Nga. Ngược lại, họ liên tục tìm kiếm những lý do nào đó để phá bỏ hệ thống an ninh toàn cầu".

Theo hãng tin RT, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh phía Mỹ đã vi phạm bản hiệp ước. Cụ thể, bệ phóng tên lửa MK 41 mà Mỹ triển khai ở châu Âu, hoàn toàn có thể sử dụng để phóng các tên lửa Tomahawk mà không cần phải sửa đổi gì. Đây là một sự vi phạm trực tiếp Hiệp ước INF.

Thêm vào đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng Mỹ đã vi phạm INF từ năm 1999, khi họ bắt đầu thử nghiệm các phương tiện bay chiến đấu không người lái có các đặc điểm tương tự như tên lửa hành trình, vốn bị cấm trong Hiệp ước. Ông cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước đã làm trầm trọng thêm tình hình đang có diễn biến phức tạp trong những năm gần đây trong lĩnh vực giải trừ hạt nhân.

Cũng tại cuộc họp, ông Putin thông báo Nga sẽ bắt đầu phát triển các loại vũ khí mới do các hành động tương tự của Mỹ. Đặc biệt, Nga sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa siêu âm tầm trung bắn từ mặt đất. Ông nói: "Tôi đồng ý với đề xuất của Bộ Quốc phòng về việc bắt đầu chế tạo các tên lửa Kalibr phóng từ mặt đất và nghiên cứu phát triển một loại tên lửa siêu âm tầm trung mới".

Tuy nhiên, dù đưa ra các biện pháp trả đũa, nhưng ông Putin lưu ý Nga không nên bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang. Ông phát biểu: "Tôi muốn các ông lưu ý rằng chúng ta không nên và sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang gây tốn kém cho chúng ta".

Tổng thống Putin khẳng định Nga sẽ không phát triển các tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở bất cứ khu vực nào trên thế giới chừng nào Mỹ triển khai các tên lửa tương tự ở đó. Ông cũng yêu cầu cả hai bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Nga theo dõi sát sao những diễn biến và nhanh chóng đưa ra báo cáo về những đề xuất phản ứng của Nga trước những mối đe dọa mới từ các loại vũ khí trong không gian của nước ngoài.

Trước đó, ngày 1-1, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã công bố quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đó bắt đầu từ ngày 2-2, Washington sẽ ngừng thực hiện các nghĩa vụ của họ trong Hiệp ước INF và sẽ rút khỏi hiệp ước này trong vòng sáu tháng tới nếu Nga không đáp ứng các yêu cầu của họ. Về phần mình, Nga đã từng nhiều lần lên tiếng khẳng định bảo lưu quyền trả đũa của mình.

Hiệp ước INF được Liên Xô và Mỹ ký kết vào ngày 8-12-1987 và có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Bản hiệp ước này bao gồm các điều khoản về kiểm soát việc triển khai và không triển khai các tên lửa tầm ngắn (từ 500 tới 1.000km) và tên lửa tầm trung (từ 1.000 tới 5.500km) bắn từ mặt đất.

Phía Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước vào tháng 7-2017. Kể từ đó tới nay, Washington liên tục lặp lại các cáo buộc của mình, trong khi Nga bác bỏ toàn bộ những cáo buộc đó và chỉ trích phía Mỹ mới là bên vi phạm các điều khoản của hiệp ước.



                                                             Theo báo Nhân dân 


Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục