Từ hàng nghìn năm qua, người dân Việt Nam đã có niềm tin thành kính và thiêng liêng hướng về nguồn cội, về các Vua Hùng, những người đã có công dựng lên Nhà nước Văn Lang Âu Lạc đầu tiên, cũng như dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu. Với người Việt, đó không chỉ là niềm tin linh thiêng hướng về cội nguồn, mà còn là tinh thần dựng nước và giữ nước được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay.


Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng: Ý nghĩa tốt đẹp của tinh thần giữ nước

Lễ hội đền Hùng. Ảnh: NGỌC LONG

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Lạc Long Quân - giống Rồng và mẹ Âu Cơ - giống Tiên, đã có công dựng lên nhà nước Văn Lang cổ đại, thuộc vùng đất Phú Thọ ngày nay. Đối với cộng đồng các làng chung quanh đền Hùng, Hùng Vương còn là thần tổ gắn với nghề nông. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các vương triều Lê, Tây Sơn (1788-1802), Nguyễn quan tâm cho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúng Hùng Vương.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm ở đền Hùng, xã Nghĩa Lĩnh, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Mỗi năm vào lễ Giỗ Tổ, hàng nghìn lượt người đã nô nức đổ về đây thắp hương tưởng nhớ các Vua Hùng.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, tập tục thờ cúng Hùng Vương được khẳng định sớm trong cuốn Lĩnh Nam Chích quái do Vũ Quỳnh đề tựa vào thời Lê Thánh Tông. Khi đó với tinh thần độc lập dân tộc và khẳng định văn hóa quốc gia Đại Việt sau chiến thắng thắng quân Minh, thì những biểu tượng thần thoại truyền thuyết về cội nguồn quốc gia được nâng cao, và việc thờ cúng Vua Hùng vừa tiếp nối những thần thoại trước trước đó ở đất Lĩnh Nam, vừa khẳng định sâu sắc nền độc lập của Quốc gia. Điều này cũng được duy trì trong suốt lịch sử phong kiến.

Theo nhà nghiên cứu, đến năm 1917 dưới triều Khải Định, người ta tổ chức vào ngày 10-3 trước tập tục cổ một ngày, và khẳng định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có đẳng cấp Quốc gia. Và vào tháng 2-1946, sau khi chúng ta giành độc lập và xây dựng nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có một năm rưỡi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22 cho công chức nghỉ vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm để tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Lễ Giỗ Tổ được thực hiện trang trọng với những nghi thức đặc biệt được truyền lại từ nhiều đời nay. Vào dịp Giỗ Tổ, nhân dân trong các làng xã có thờ cúng Hùng Vương ở khu vực Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, trong trang phục lễ hội, rực rỡ mầu cờ, sắc áo, tổ chức thi kiệu, thi làm lễ vật. Chiếc kiệu đẹp nhất và lễ vật ngon nhất, cùng chiêng, trống đồng, nghi trượng... được chọn để rước lên đền Hùng dâng cúng, cầu cho quốc thái dân an, vạn vật sinh sôi. Lễ vật dâng cúng gồm bánh chưng, bánh giầy, bánh mật, tam sinh (thịt lợn, bò, dê) và hoa thơm, trái ngọt. Ngoài ra, thanh niên trai tráng trong các làng còn tham gia rước kiệu, cầm cờ, quạt, lọng trong đoàn rước. Lễ Giỗ Tổ còn có các hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian như hát xoan, hát ghẹo,… cùng các trò chơi dân gian khác thu hút không chỉ dân làng mà cả khách thập phương cùng tham gia.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của người Việt có hai ý nghĩa hết sức đặc biệt: Khẳng định nền độc lập của quốc gia Đại Việt được xây dựng trong lịch sử và hướng về cội nguồn chung của đất nước, của dân tộc. Từ đầu thế kỷ 20, Giỗ Tổ Hùng Vương lan tỏa rộng trong cả nước với ý nghĩa một ngày lễ có tính Nhà nước. Thậm chí có những Việt kiều ở nước ngoài cũng tiến hành Giỗ Tổ Hùng Vương. Điều này góp phần củng cố xây dựng độc lập dân tộc và trở thành một tài sản tinh thần, và khẳng định độc lập dân tộc như một chân lý của cả quốc gia và thời đại.

Tối 6-12-2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức thông qua quyết định công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. "Điều này càng khẳng định vị thế, khẳng định độc lập dân tộc của chúng ta” – nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ khẳng định.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục