Sau khi quan chức Triều Tiên cảnh báo hậu quả nếu Mỹ không đưa ra lập trường mới về đàm phán hạt nhân, ông Pompeo khẳng định Washington vẫn sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái), trong chuyến công tác Triều Tiên, hội kiến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng, ngày 7/10/2018. (Ảnh: TTXVN phát)

Ngày 30/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington vẫn sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui cảnh báo Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn nếu đến cuối năm nay, Washington không đưa ra lập trường mới về đàm phán hạt nhân.

Thời hạn trên đã được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đặt ra để Mỹ mềm dẻo hơn trong cách tiếp cận với Triều Tiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa ông với Tổng thống Donald Trump không đạt kết quả.

Ngoại trưởng Pompeo thể hiện không lo ngại về những lời công kích trên, đồng thời nói thêm rằng chỉ có một cách tiếp cận thực tế đối với vấn đề phi hạt nhân hóa - đó là bắt đầu với việc từ bỏ sự hăm dọa.

Trước đó, theo Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng mong muốn Washington chỉ định một người khác làm trưởng đoàn đàm phán hạt nhân thay thế Ngoại trưởng Pompeo.

Triều Tiên cho rằng ông Pompeo không hiểu lập trường của Bình Nhưỡng và khiến cho quá trình đàm phán rơi vào bế tắc. Bình Nhưỡng mong muốn Washington thay thế bằng một người "cẩn trọng và chín chắn hơn" trong giao tiếp.

KCNA dẫn lời Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kwon Jong Gun, bày tỏ lo ngại rằng nếu ông Pompeo tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán phía Mỹ thì quá trình đàm phán sẽ tiếp tục rối ren, không lối thoát và không thể đạt kết quả gì ngay cả khi đã gần tới đích.

Quan chức này bày tỏ mong muốn nếu có khả năng hai bên nối lại đàm phán thì đối tác đối thoại sẽ là một người khác, không phải là ông Pompeo.

Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai hồi tháng Hai vừa qua, Triều Tiên hiện muốn tìm kiếm một thỏa thuận nhằm nới lỏng trừng phạt đổi lại việc dỡ bỏ một số cơ sở hạt nhân của mình, song Tổng thống Trump kêu gọi một "thỏa thuận lớn" trong đó các trừng phạt sẽ được dỡ bỏ nếu Bình Nhưỡng giao toàn bộ vũ khí hạt nhân cho Mỹ./.

 

      TheoVietnamplus

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục