Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang leo thang, Thủ tướng Abe hy vọng có thể tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với Iran để làm trung gian hòa giải và thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Tehran.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: THX/TTXVN)

Chính phủ Nhật Bản ngày 6/6 thông báo Thủ tướng nước này Shinzo Abe sẽ thăm Iran từ ngày 12-14/6 tới. Đây là chuyến thăm Iran đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bảnđương nhiệm trong hơn 4 thập niên qua.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang leo thang, Thủ tướng Abe hy vọng có thể tận dụng mối quan hệ tốt đẹp với Iran để làm trung gian hòa giải và thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Tehran.

Dự kiến trong chuyến thăm này, Thủ tướng Abe sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận hạt nhân lịch sử, được Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015, ngay cả khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và Tehran tháng trước tuyên bố sẽ ngừng thực thi một số cam kết trong điều khoản.

Hiện hai bên đang sắp xếp để Thủ tướng Abe gặp Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei và Tổng thống Hassan Rouhani. Trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Abe, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cũng sẽ tới Iran để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Mohammad Javad Zarif.

Trước đó, trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tokyo cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Abe đã bày tỏ mong muốn tạo điều kiện để Washington và Tehran tiến hành đàm phán, giúp mọi chuyện không bị chệch hướng, cũng như không kéo theo một cuộc đối đầu quân sự tại Trung Đông. Tổng thống Trump cũng đã ủng hộ nỗ lực này của Thủ tướng Abe.

Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Zarif tại Tokyo vào giữa tháng 5, Thủ tướng Abe cũng cam kết sẽ hợp tác với nước Cộng hòa Hồi giáo để tháo ngòi căng thẳng ở Trung Đông.

Căng thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước này, đặc biệt thời gian gần đây Washington gia tăng sức ép tối đa với Tehran bằng cách chấm dứt miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran.

Căng thẳng leo thang đẩy hai quốc gia này vào nguy cơ đối đầu quân sự khi Mỹ đã điều động thêm quân cùng các máy bay ném bom và tàu sân bay tới Trung Đông, tuyên bố động thái trên nhằm đối phó với "các mối đe dọa từ Iran."

Nhật Bản được đánh giá là có mối quan hệ thân thiết với Iran. Năm 2019 là năm 2 nước kỷ niệm 90 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran đã đẩy Tokyo vào thế khó khi Washington là một đồng minh an ninh, còn Iran là nguồn nhập khẩu dầu của Nhật Bản/.

 

           TheoVietnamplus

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục