Phần lãnh thổ Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã được đặt trong tình trạng "đóng cửa" ngày 5/8, với hàng chục nghìn binh sĩ được triển khai đến khu vực này.


An ninh được thắt chặt tại Jammu, Ấn Độ ngày 5/8. Ảnh: CNN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết Ấn Độ đã quản thúc tại gia hai cựu lãnh đạo tại bang Jammu và Kashmir.

Kết nối mạng viễn thông đã bị cắt khiến nhiều người dân ở Kashmir không thể truy cập Internet và điện thoại. Đây là diễn biến xảy ra sau khi New Delhi tuyên bố rút lại qui chế tự trị của Kashmir.

Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir và trong vòng 7 thập niên giữa hai quốc gia láng giềng Nam Á này đã có nhiều đụng độ ở khu vực nói trên. Ranh giới Kiểm Soát (LoC) đã được thiết lập để chia Kashmir thành hai vùng riêng rẽ do Ấn Độ và Pakistan kiểm soát.

Trong những ngày gần đây, lực lượng binh sĩ tăng cường đã được điều động đến khu vực do Ấn Độ kiểm soát tại Kashmir. Giới chức Ấn Độ giải thích rằng động thái này xuất phát từ thông tin tình báo về một mối đe dọa an ninh ngày càng lớn ở khu vực.

Ngày 5/8, Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố sẽ bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp pháp về việc trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir, vùng lãnh thổ có đa số người theo đạo Hồi sinh sống. Điều 370 được hình thành từ năm 1949. Jammu và Kashmir là bang duy nhất tại Ấn Độ có đa số dân theo đạo Hồi.

Chính quyền Tổng thống Modi cho biết sẽ đưa ra biện pháp để Jammu và Kashmir trở thành lãnh thổ trực thuộc liên bang Ấn Độ. Trong hệ thống chính trị Ấn Độ, chính quyền bang nắm quyền quản lý những vấn đề địa phương. Tuy nhiên, New Delhi có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với lãnh thổ trực thuộc liên bang.

Chính phủ Ấn Độ còn lên kế hoạch chia tách và chuyển khu vực miền núi Ladakh thuộc Jammu và Kashmir thành lãnh thổ trực thuộc liên bang độc lập. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah tuyên bố những kế hoạch trên trước quốc hội vào ngày 5/8, các đảng đối lập đã phản đối mạnh mẽ.

Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra giữa binh sĩ Ấn Độ và Pakistan tại ranh giới phân chia Kashmir và Jammu, đồng thời khẳng định "toàn bộ Hiến pháp (Ấn Độ) sẽ được áp dụng" đối với hai khu vực trên.

Vài giờ sau khi Chính phủ Ấn Độ tuyên bố bãi bỏ quy chế đặc biệt đối với khu vực Kashmir do nước này kiểm soát, Chính phủ Pakistan ra tuyên bố chỉ trích quyết định này của New Delhi. Bộ Ngoại giao Pakistan khẳng định nước này phản đối tuyên bố được Chính phủ Ấn Độ đưa ra liên quan tới khu vực Kashmir và Jammu.

Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: "Khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát là một lãnh thổ tranh chấp được quốc tế công nhận. Không một bước đi đơn phương nào của Chính phủ Ấn Độ có thể thay đổi hiện trạng tranh chấp này, vốn được bảo vệ đặc biệt trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bước đi này cũng sẽ không được người dân ở Jammu và Kashmir chấp nhận". Bộ Ngoại giao Pakistan cũng nhấn mạnh với tư cách là một bên trong tranh chấp quốc tế này, Pakistan sẽ áp dụng mọi phương án khả thi nhằm đối phó với những bước đi của Ấn Độ.

 

 

                   Theo  Baotintuc

Các tin khác


Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục