Theo dữ liệu về các đám cháy do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố, Angola và Congo đang hứng chịu lần lượt ít nhất 6.902 và 3.395 đám cháy, trong khi con số này tại Brazil là 2.127.


Đáng chú ý, theo dữ liệu Bloomberg thu thập từ Weather Source, trong hai ngày cuối tuần vừa qua, số đám cháy bùng phát tại Angola gấp ba lần con số này tại Brazil.

Hình ảnh từ vệ tinh của NASA cho thấy, các đám cháy tại khu vực Trung Phi dường như đã đến mức báo động, một dải màu đỏ kéo dài từ Gabon tới Angola tương tự hình ảnh cháy rừng Amazon tại Brazil. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mức độ của các đám cháy đối với khu vực rừng tại châu Phi. Bản đồ các vụ hỏa hoạn được NASA không cho thấy đó là những đám cháy đồng cỏ hay cháy rừng và đám cháy lan rộng đến mức độ nào.

NASA cho rằng, các đám cháy bắt nguồn từ việc người nông dân chặt cây và phát quang để có đất canh tác. Các nhà môi trường học cảnh báo, kỹ thuật trồng trọt này có thể dẫn đến nạn phá rừng, xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đây là cách có chi phí rẻ nhất để phát quang, tận dụng được việc mầm bệnh bị tiêu diệt và tro từ các đám cháy cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong tương lai.


Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy khu vực châu Phi cận Sahara (phía bên phải) đang hứng chịu nhiều đám cháy hơn Amazon.

Đây là việc người nông dân Angola và Congo thường làm trước mùa mưa hằng năm. Điều này có thể phần nào giải thích lý do các đám cháy tại Trung Phi không thu hút được nhiều sự chú ý.

Tại Hội nghị cấp cao G7 vừa diễn ra tại Pháp, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron đã nhắc đến các đám cháy bùng phát tại khu vực Trung Phi, đồng thời cho biết các quốc gia đang cân nhắc một sáng kiến tương tự sáng kiến đã được đề xuất để dập các đám cháy tại Brazil.

Trong vài tuần gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến tình hình Amazon khi các đám cháy tại rừng nhiệt đới này có dấu hiệu lan rộng. Bởi, rừng Amazon có khả năng hấp thụ lượng lớn carbon trong một hệ sinh thái phức tạp và đây cũng là khu vực đất liền đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Do đó, việc bảo vệ rừng Amazon là rất cần thiết nếu con người muốn hạn chế tác động của sự nóng lên toàn cầu.


Theo Nhandan

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục