Thái-lan vừa bỏ phiếu thông qua việc cấm sử dụng ba loại hóa chất độc hại vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, chấm dứt vấn đề gây nhiều tranh cãi kéo dài trong nhiều tháng qua tại nước này.

Thái-lan cấm hóa chất độc hại trong ngành nông nghiệp

Họp và bỏ phiếu về việc ngừng sử dụng ba hóa chất độc hại trong ngành nông nghiệp. (Ảnh: Bangkok Post)

Thứ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp, bà Mananya Thaiset cho biết, với tỷ lệ phiếu thuận tuyệt đối 9-0, các đại diện của Chính phủ, nông dân và người tiêu dùng Thái-lan đã thông qua lệnh cấm ba loại hóa chất là paraquat, glyphosate và chlorpyrifos từ ngày 1-12 tới. Kể từ thời điểm đó, việc sở hữu, mua bán, nhập khẩu hoặc sản xuất ba loạt hóa chất này sẽ là bất hợp pháp.

Paraquat và glyphosate là chất diệt cỏ, trong khi chlorpyrifos được nông dân sử dụng để diệt các loài gây hại cho cây trồng như côn trùng, ve và sâu. Hóa chất chlorpyrifos còn được dùng tại những khu vực phi nông nghiệp như sân golf và để xử lý một số loại gỗ.

Trước đó, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh thành lập nhóm làm việc gồm các thành viên là đại diện của Chính phủ và khu vực tư nhân, cùng nông dân và người tiêu dùng, để nghe những ý kiến về tương lai của ba loại hóa chất độc hại. Tuy nhiên, các đại diện của những doanh nghiệp hóa chất nông nghiệp đã không tham dự cuộc họp.

Quyết định tuyệt đối của nhóm làm việc có được sau khi đảng Dân chủ tuyên bố ủng hộ bất chấp lập trường miễn cưỡng trước đó của Bộ trưởng Nông nghiệp Chalermchai Sri-on. Ông Chalermchai, người cũng là Tổng thư ký đảng Dân chủ, nói rằng ông ủng hộ lệnh cấm và một phó thủ lĩnh của đảng này đã xác nhận lập trường muốn thấy ba loại hóa chất độc hại bị cấm vào đúng ngày nhóm làm việc họp.

Các nhà hoạt động và giới chuyên môn ở Thái-lan từ lâu nay đã kêu gọi cấm ba loại hóa chất độc hại này, vốn được nông dân sử dụng rộng rãi trong canh tác những cây trồng thương mại là ngô, sắn, mía, cao su, cọ và cây ăn trái. Trong số đó, paraquat là loại hóa chất gây lo ngại nhiều nhất và đã bị cấm ở hơn 50 nước trên thế giới.

Truyền thông sở tại cho biết đã có bằng chứng khoa học cho thấy ba loại hóa chất này nhiễm vào nông sản Thái-lan ở các mức độ không an toàn. Dư chất của các hóa chất này đã được thấy trong chuỗi thực phẩm và làm tổn hại đến môi trường. Do đó, chúng gây ra những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe không chỉ đối với nông dân mà còn đối với cả người tiêu dùng.

Đầu năm nay, một bác sĩ tại bệnh viện Chulalongkorn tiết lộ rằng các bệnh viện cấp tỉnh ở Thái-lan tiếp tục ghi nhận những trường hợp nông dân bị bệnh nặng do việc sử dụng những chất đó.

Quyết định mang tính đột phá nói trên sẽ được trình Thủ tướng Prayut để thông qua, sau đó sẽ được gửi tới Ủy ban quốc gia về các chất nguy hiểm (NHSC) để chính thức hóa việc cấm ba loại hóa chất độc hại đó.


Theo Báo Nhân Dân



Các tin khác


Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục