Thủ tướng Benjamin Netanyahu bị truy tố các tội nhận hối lộ, gian lận và lạm dụng tín nhiệm trong ba vụ điều tra tham nhũng riêng rẽ, Bộ trưởng Tư pháp Israel tối 21/11 tuyên bố.

Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, tuyên bố của ông Avichai Mandelblit đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Israel, một thủ tướng đương nhiệm phải đối mặt với việc bị truy tố các tội danh trên trong các cuộc điều tra phạm tội.


Thủ tướng Benjamin Netanyahu

Trong các phiên điều trần cuối cùng diễn ra hồi tháng trước, nhóm pháp lý cấp cao của ông Netanyahu đã cố gắng thuyết phục các công tố viên khép lại các vụ việc này, bao gồm cáo buộc nghiêm trọng về tội hối lộ.

Nội dung các phiên điều trần tập trung vào vụ nhận hối lộ, được cảnh sát đặt tên là "vụ 4000”, cũng như "vụ 1000" và "vụ 2000”.

Trong "vụ 4000”, ông Netanyahu bị tình nghi nhận các khoản hối lộ từ một cựu cổ đông nắm quyền kiểm soát Bezeq, công ty viễn thông lớn nhất của Israel, để làm lợi cho công ty này.

Ở "vụ 1000”, ông Netanyahu và gia đình bị cáo buộc nhận các đồ xa xỉ như nữ trang, rượu, xì-gà đắt tiền với tổng giá trị 1 triệu shekel (285.000USD) từ nhiều nhân vật giàu có để đổi lấy các ưu đãi cá nhân hoặc tài chính từ 2007-2016.

Trong "vụ 2000”, ông Netanyahu bị nghi "bắt tay” với chủ bút tờ báo bán chạy nhất Israel Yediot Aharonot để đăng tải nhiều thông tin có lợi cho ông.

Thủ tướng Netanyahu đã yêu cầu các phiên điều trần phải được truyền hình trực tiếp vì ông không có gì để che giấu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Mandelblit đã bác bỏ yêu cầu này.

"Đây là một ngày đáng buồn đối với Israel và cá nhân tôi”, ông Mandelblit phát biểu tối 21/11. Trong khi đó, phát biểu tại Jerusalem, ông Netanyahu đã mô tả các cáo buộc này là một nỗ lực nhằm chống lại thủ tướng.

Theo giới phân tích, ông Netanyahu sẽ đối mặt với sức ép chính trị rất lớn sau khi bị truy tố, dù ông không có nghĩa vụ pháp lý phải từ chức. Ông có thể yêu cầu quốc hội hoặc Knesset, nhánh lập pháp của chính phủ, cấp quyền miễn tố.

Theo Vietnamnet.vn

Các tin khác


Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục