Ngày 15/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bất ngờ thông báo cắt giảm lãi suất cơ bản về gần 0%, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang chao đảo vì dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra.


Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington D.C. Ảnh: Coastal Wealth Management

Thông báo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, cho hay ngân hàng này quyết định hạ 1% lãi suất cơ bản, từ biên độ 1-1,25% hiện nay xuống còn 0-0,25%.Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2

 tuần FED hạ lãi suất đồng USD, và cũng là lần đầu tiên kể từ cuộc Khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009 FED giảm lãi suất xuống thấp ở mức gần như tượng trưng như vậy.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell  đánh giá dịch COVID-19 sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, và FED nhận thấy đây là thời điểm phải hành động.

Theo ông Powell, những ngày qua, thị trường tài chính Mỹ đã phát đi tín hiệu chao đảo và gặp khó khăn về khả năng thanh khoản, do đó việc ngân hàng này hạ lãi suất là bước đi cần thiết và kịp thời.

Người đứng đầu FED đồng thời thông báo kế hoạch mua vào ít nhất 700 tỷ USD trái phiếu nhằm bình ổn các thị trường tài chính.

FOMC hy vọng nền kinh tế đã vượt qua được các diễn biến gần đây và trên đà đạt được mục tiêu ổn định việc làm và giá cả tối đa.

Chủ tịch FED Powell trước đây từng phát đi tín hiệu rằng sẵn sàng sử dụng các công cụ và hành động phù hợp nhằm hỗ trợ nền kinh tế giữa lúc dịch bệnh COVID-19 đang gây ra những rủi ro đối với hoạt động kinh tế.

FED đã ba lần cắt giảm lãi suất chính vào năm 2019 trong bối cảnh các dấu hiệu của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược” - một phần đến từ các cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Nhà kinh tế học Joel Naroff cho biết, dịch bệnh COVID-19 sẽ trở thành một yếu tố ảnh hưởng tới chính sách của FED nếu nó "tấn công” thị trường tài chính và có dấu hiệu rõ ràng rằng dịch đang khiến kinh tế Mỹ "hạ nhiệt” tăng trưởng.

Đây là lần đầu tiên FED quyết định giảm lãi suất không phải sau cuộc họp chính thức thường xuyên của FOMC kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và là lần giảm "khẩn cấp" thứ 5 trong vòng 50 năm qua của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới, vốn có lịch sử hình thành chưa đầy 110 năm.

Phản ứng trước động thái trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi bước đi của FED. Ông cho rằng đây "thật sự là tin tốt lành, có lợi cho nước Mỹ. Tôi rất vui mừng về điều đó".

Chú thích ảnh
Thị trường tài chính Phố Uôn. Ảnh: AP

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại New York ngày 13/3 cũng thông báo sẽ bớm 1.500 tỷ USD để mua các tài sản tài chính trong nỗ lực lớn nhằm tăng tính thanh khoản giữa lúc thị trường tài chính Phố Wall đang "hoảng loạn” do những tác động của dịch COVID-19.

Thông báo của chi nhánh FED tại New York cho biết sẽ tăng mạnh quy mô của các thỏa thuận mua lại (repo), theo đó mua trái phiếu kho bạc và các chứng khoán khác. Ngân hàng này đưa ra thỏa thuận mua lại trị giá 500 tỷ USD vào ngày 12/3 và sau đó là 1.000 tỷ USD vào ngày 13/3 nhằm giải quyết sự gián đoạn bất thường trên thị trường tài chính do bùng phát dịch COVID-19.

Sự can thiệp của FED vào thị trường tài chính cho thấy sự thay đổi đáng kể trong kế hoạch của ngân hàng trung ương để giảm nợ và nắm giữ chứng khoán từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế năm 2008.

Ngay sau thông tin FED cắt giảm lãi suất về mức gần 0%, thị trường chứng khoán Mỹ tối 15/3 đã có phản ứng tức thì. Chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm 1.100 điểm, trong khi các mã chủ chốt khác như S&P500 và Nasdaq giảm lần lượt 4%.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục