Ngoại trưởng các nước NATO đã thảo luận về cách liên minh này có thể tiếp tục thích ứng với một môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng.


Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. (Nguồn: dpa)

Phóng viên TTXVN tại châu Âu đưa tin, ngày 23/3, trong ngày làm việc đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ), các nhà ngoại giao hàng đầu của các nước thành viên liên minh quân sự đã trao đổi quan điểm về chương trình nghị sự 2030 (NATO 2030), tình hình Afghanistan và an ninh trên toàn khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Tuyên bố chung của ngoại trưởng các nước NATO cũng tái khẳng định vai trò trung tâm của tổ chức quân sự này trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa châu Âu và Bắc Mỹ.

Thông báo của NATO dẫn lời Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết, các ngoại trưởng đã có một cuộc thảo luận rất tích cực về sáng kiến NATO 2030, đặc biệt là cách liên minh có thể tiếp tục thích ứng với một môi trường an ninh đang thay đổi nhanh chóng, với các mối đe dọa gia tăng và cạnh tranh mang tính hệ thống, những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực toàn cầu và những thách thức ngày càng tăng đối với các quy tắc trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Tổng thư ký NATO Stoltenberg khẳng định: "Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vẫn là nền tảng của phòng thủ tập thể, là trung tâm của sự gắn kết chính trị và là trụ cột thiết yếu cho trật tự dựa trên luật lệ.”

Về Afghanistan, các ngoại trưởng của 30 nước thành viên NATO nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tất cả các nỗ lực nhằm phục hồi tiến trình hòa bình, bởi vì một giải pháp được đưa ra thông qua đàm phán là cách duy nhất để đạt được nền hòa bình bền vững, ngăn Afghanistan trở thành cơ sở cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Ngoại trưởng các nước NATO cũng trao đổi về tình hình Trung Đông và Bắc Phi, trong đó có các nhiệm vụ của NATO ở Iraq.

Các ngoại trưởng đã lưu ý tầm quan trọng của việc củng cố quan hệ đối tác của liên minh này trong khu vực.

Theo Tổng thư ký Stoltenberg, để xây dựng sự ổn định tốt hơn, NATO cũng nên củng cố quan hệ đối tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục