Sinh thái và môi trường là chủ đề nóng mà các chính sách của các quốc gia luôn đề cập rất nhiều trong những năm gần đây. Trong bối cảnh hiện nay của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất mà nhân loại phải đối mặt trong trung và dài hạn.


Đan Mạch là quốc gia xanh nhất thế giới. Ảnh: atlasandboots.com

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, mới đây, Đại học Yale của Mỹ đã công bố bảng xếp hạng các quốc gia "xanh nhất" trên thế giới năm 2020 với nghiên cứu được tiến hành đối với 180 quốc gia. Theo đó, Đan Mạch và Luxembourg lần lượt giữ vị trí thứ nhất và thứ hai.

Bảng xếp hạng được thực hiện dựa trên Chỉ số hoạt động môi trường (IPE) do Đại học Yale thiết lập. Chỉ số được tạo từ 11 tiêu chí, mỗi tiêu chí được chia thành một số điểm cần chú ý cụ thể. Tổng cộng có 32 điểm cần chú ý như sức khỏe môi trường, tiếp xúc với các hạt mịn, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường sống của động vật, nông nghiệp và biến đổi khí hậu. Ngoài đa dạng sinh học và cam kết chính trị để bảo vệ môi trường, các tiêu chí được các nhà nghiên cứu sử dụng còn dựa trên chất lượng không khí và nước, cũng như hạn chế phát thải khí CO2.

Theo kết quả của IPE, 10 quốc gia sinh thái nhất trong bảng xếp hạng đều nằm ở châu Âu. Đan Mạch đứng đầu với 82,5 điểm, (tăng 7,3 điểm), vượt Luxembourg, quốc gia đã tăng 11,6 điểm trong 10 năm qua để đạt 82,3 điểm. Pháp đứng ở vị trí thứ 5 với 80 điểm (tăng 5,8 điểm). Đức xếp vị trí thứ 10 với 77,2 điểm (tăng 1,2 điểm), trong khi Bỉ đứng ở vị trí 15 với 73,3 điểm (tăng 2,1 điểm).

Nghiên cứu của đại học Yale cũng chỉ ra rằng việc đánh giá một quốc gia phụ thuộc nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Các biện pháp bảo vệ môi trường, khí hậu như cải tạo cơ sở hạ tầng khá tốn kém mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng chi trả. Do đó, các nước nghèo đều nằm cuối danh sách như Burundi, với 27 điểm (giảm 11,1 điểm), Côte d'Ivoire, với 25,8 điểm (giảm 8,5 điểm), hay Liberia, với 22,6 điểm (giảm 3,7 điểm). Tuy nhiên, bài toán về khí hậu và môi trường chỉ có thể được giải nếu có sự chung sức của tất cả các quốc gia.


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Vụ sập tòa nhà ở Nam Phi: Lực lượng cứu hộ tìm kiếm xuyên đêm

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, tối 8/5, chính quyền thành phố George của Nam Phi xác nhận tổng số người thiệt mạng trong vụ sập tòa nhà đang thi công đã lên tăng lên 8 người, sau khi một thi thể được tìm thấy trong đống đổ nát.

Giá dầu thế giới hạ nhiệt nhờ lo ngại về nguồn cung dịu bớt

Giá dầu thế giới chốt phiên 7/5 giảm nhẹ, khi có những dấu hiệu cho thấy lo ngại về nguồn cung dịu bớt, trong khi các nhà giao dịch chuyển hướng chú ý tới số liệu về dự trữ của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục