Orlando Chavez ăn ngon lành bữa trưa của mình với 5 miếng bánh ngô và một mẩu pho mai, nhưng thừa nhận rằng "có ngày, tôi không ăn gì". Người đàn ông 71 tuổi này sống tại El Progreso, một vùng ở Honduras gần đây vừa phải chứng kiến 2 trận bão nhiệt đới khủng khiếp và đang đối mặt với đại dịch COVID-19.


Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do bão Eta tại Cortes, Honduras. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Khu vực này cùng lúc phải đối diện 3 vấn đề mà nhiều người ở Trung Mỹ gặp phải: sự xuống cấp của môi trường, đại dịch COVID-19 và nghèo đói. Túp lều bằng bùn đất tả tơi của ông Chavez là một trong vài thứ còn lại sau khi hai trận bão Eta và Iota tràn qua vùng này hồi tháng 11/2020.

Ở bên kia biên giới, tại Guatemala, ông German Cal Pop, một người Maya bản địa, đang đi bộ qua nơi từng là thị trấn Queja quê hương ông trước khi bị chôn vùi sau một trận lở đất. 8 thành viên trong gia đình ông nằm trong số 51 người đã thiệt mạng và nằm lại dưới đống đất đá. Thị trấn Queja giờ đây đã trở thành một nghĩa trang, nơi những người sống sót thường đến để tưởng nhớ về những người thân đã khuất. Không việc làm, không chỗ ở, Cal Pop đã chuyển đến một cộng đồng gần đó và sống nhờ hàng viện trợ từ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).

Tại El Progreso, ông Chavez dậy từ 5h sáng và chuẩn bị sẵn sàng ngựa cùng xe kéo để đến một rừng cọ làm việc với hai người cháu ngoại của mình (9 và 11 tuổi). Họ có nhiệm vụ vận chuyển quả cọ chín đã được cắt xuống. Sau 5 tiếng làm việc vất vả, ông kiếm được vài trăm lempiras (tức vài chục USD) nhưng thu nhập không ổn định vì thường sau 2 tuần mới có quả chín để thu hoạch. Khi sông Ulua tràn bờ do mưa lớn trong trận bão tháng 11/2020, rừng cọ ngập trong nước và đến tận tháng 3 vừa qua, người lao động mới có thể trở lại làm việc.

Tại Guatemala, Cal Pop vẫn còn nhớ cái ngày 5/11/2020, khi gia đình ông đang ăn trưa và động đất xảy ra. Ông cùng vợ và hai con kịp chạy ra khỏi nhà và chứng kiến cảnh một dòng sông bùn đất từ trên cao đổ xuống vùi lấp ngôi nhà. Người láng giềng 32 tuổi Erwin Cal cho biết ông "không thể tưởng tượng nổi những gì được xây dựng trong hơn 20 năm lại có thể biến mất chỉ trong 20 giây". Cộng đồng dân cư ở đây vốn sống bằng nghề trồng trọt, nhưng bây giờ, ở đây chẳng còn gì. Nhiều người dân làng không chỉ mất nhà cửa mà còn mất việc làm do dịch bệnh.

Theo Liên hợp quốc (LHQ), khoảng 10 triệu người (tức 30% dân số) khu vực Tam giác phía Bắc (gồm Honduras, Guatemala và El Salvador) không chỉ cần hỗ trợ khẩn cấp mà cần những giải pháp lâu dài để giải quyết tận gốc các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay. Người dân địa phương vốn sống trong tình trạng bạo lực băng đảng liên miên, mất an ninh lương thực và các tác động của biến đổi khí hậu, nay đại dịch và những trận bão gần đây càng đẩy họ vào cảnh khốn cùng. Nhiều người đã phải tìm cách sang Mỹ trong những chuyến đi đầy bất trắc.


Theo TTXVN

Các tin khác


Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục