Sau hai năm tạm nghỉ vì đại dịch Covid-19, Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg lần thứ XXIV (SPIEF-2021) đã được khai mạc trọng thể trực tiếp vào ngày 2-6 tại Trung tâm triển lãm "Expoforum” ở "thủ đô phương Bắc” của nước Nga, và kéo dài đến hết ngày 5-6.


Đoàn đại biểu Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg-2019
 

Trong khi nhiều sự kiện lớn khác vẫn tiếp tục bị huỷ bỏ, việc SPIEF-2021 được tổ chức trực tiếp và trực tuyến cho thấy nỗ lực không nhỏ của nước chủ nhà Nga - muốn truyền tải thông điệp rằng đại dịch Covid-19 không thể ngăn cản hợp tác kinh tế quốc tế và đại dịch sẽ được kiểm soát. Đây cũng là cơ hội cho phép khẳng định vị thế của nước Nga, trong bối cảnh Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), cũng buộc phải tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Một lần nữa, St.Petersburg lại trở thành điểm hẹn, là nơi gặp gỡ của hơn 2.000 đại biểu, đại diện các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia, trong đó phái đoàn lớn nhất đến từ Mỹ và Qatar với hơn 250 thành viên mỗi đoàn. Ngoài ra còn có các phái đoàn đến từ  Đức, Anh, Pháp, Italy, Trung Quốc…

Do đại dịch Covid-19, phái đoàn Việt Nam chỉ bao gồm đại diện các doanh nghiệp của người Việt đang hoạt động tại LB Nga. So với 17.000 đại biểu tham gia SPIEF-2019, diễn đàn năm nay có số lượng người tham gia ít hơn hẳn. Tuy nhiên, theo phát biểu của Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov, dù đại dịch chưa được kiểm soát hoàn toàn, song "cộng đồng doanh nghiệp quốc tế vẫn tích cực hưởng ứng, tham gia SPIEF-2021 nhằm xây dựng cuộc đối thoại hiệu quả trong khuôn khổ diễn đàn, cho dù các mối quan hệ chính trị không phải lúc nào cũng suôn sẻ”. 

Diễn đàn năm nay với chủ đề "Together Again - Economy of New Reality” (tạm dịch là Lại cùng nhau - Nền kinh tế thực tại mới), diễn đàn sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề kinh tế sau đại dịch, các lực lượng tham gia thúc đẩy phát triển, thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia, nhân tố con người trong ứng phó các thách thức toàn cầu và biên giới công nghệ mới, thuế kinh doanh và phi ủy quyền hóa, chi phí vốn vay, ưu đãi dành cho nhà đầu tư, lợi ích thực sự cho các dự án "xanh”...

Ban tổ chức khẳng định, diễn đàn lần thứ XXIV này hứa hẹn đề cập những vấn đề được quan tâm hơn cả và kỳ vọng khoảng trên dưới 320 hợp đồng có thể được ký kết.

Tại diễn đàn lần thứ XXIII diễn ra năm 2019, có 745 thỏa thuận đã được ký kết với tổng số tiền 3,27 nghìn tỷ rúp, chưa kể các thỏa thuận, mà vì lý do thương mại, nên số tiền đầu tư được giữ kín. Năm 2020, Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg, giống như các sự kiện công cộng lớn khác, đã buộc phải huỷ bỏ do đại dịch.

Theo kế hoạch, Tổng thống nước chủ nhà Nga Vladimir Putin sẽ phát biểu trực tiếp tại phiên toàn thể và đây là lần đầu tiên ông xuất hiện tại một sự kiện quy mô lớn như vậy kể từ khi đại dịch bùng phát. Trong khi đó, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani sẽ có bài phát biểu tại phiên toàn thông qua hình thức trực tuyến.

Khác với 23 diễn đàn được tổ chức trước đây, đến với SPIEF-2021 lần này, tất cả những người tham gia, không có ngoại lệ, đều phải xuất trình kết quả (trong vòng 24 giờ) xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2, để được vào Trung tâm triển lãm "Expoforum”, nơi tổ chức diễn đàn. Người tham gia diễn đàn cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang và găng tay, cửa ra vào và thang máy trong khu trung tâm sẽ được tẩy rửa cứ mỗi hai giờ. Bên cạnh đó, kể từ ngày 31-5, chính quyền St.Petersburg đã bố trí hơn 50 điểm kiểm tra đặc biệt, mở cửa suốt ngày đêm để xét nghiệm Covid-19 và hỗ trợ các đại biểu than gia diễn đàn. Thống đốc thành phố St.Petersburg, ông Alexander Beglov cũng khẳng định Trung tâm triển lãm "Expoforum” được bảo đảm an toàn dịch tễ tối đa; nguồn dự trữ giường bệnh cần thiết cũng đã được bố trí tại các bệnh viện thành phố.

Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg là sự kiện đặc biệt được tổ chức từ năm 1997 và được Tổng thống LB Nga bảo trợ từ năm 2006 đến nay. Trong hơn hai thập niên qua, SPIEF đã trở thành một diễn đàn hàng đầu khu vực và thế giới nhằm thảo luận các xu hướng, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế không chỉ của riêng nước Nga mà còn của toàn thế giới. Diễn đàn cũng là điểm đến để cộng đồng doanh nghiệp quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.


Theo Nhandan.comvn


 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục