Số người tử vong vì COVID-19 trong những tháng đầu năm 2021 đã vượt quá tổng số ca của cả năm 2020 và điều này cho thấy đại dịch toàn cầu chưa thể kết thúc cho dù việc tiêm chủng vaccine rộng rãi ở các quốc gia giàu hơn đã kiểm soát được phần nào tình hình.

Chú thích ảnh


Chuẩn bị hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại Guwahati, Assam, Ấn Độ, ngày 5/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại New York dẫn số liệu Đại học John Hopkins thu thập được  tờ Wall Street Journal tiến hành phân tích cho thấy, thế giới đã ghi nhận hơn 1,88 triệu ca tử vong vì COVID-19 trong chưa đầy 6 tháng đầu năm nay, vượt quá tổng số người chết vì đại dịch trong cả năm 2020. Con số này cho thấy khoảng cách ngày càng tệ trong nỗ lực kiểm soát đại dịch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Trong lúc Mỹ, Anh, Canada đều ghi nhận số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 ngày càng giảm thì đại dịch lại bùng lên ở một số khu vực châu Á và Mỹ Latin. Argentina hiện đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 hết sức nghiêm trọng, mỗi ngày ghi nhận số ca tử vong hơn 500 người khiến chính phủ nước này lại phải đóng cửa nhiều hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, một tín hiệu tích cực đáng ghi nhận  là số ca tử vong trung bình trong 7 ngày trên toàn cầu trong những tuần vừa qua có xu hướng giảm xuống dưới 10.000 ca mỗi ngày. Hồi cuối tháng Một- 2021, các nước trên thế giới ghi nhận mỗi ngày trung bình có tới hơn 14.000 ca tử vong vì COVID-19.

Tại thời điểm cuối năm 2020, châu Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 73% số ca nhiễm mỗi ngày và 72% số ca tử vong trên toàn thế giới. Thế nhưng giờ đây, hơn 80% số ca nhiễm và ca tử vong lại xảy ra ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine không đồng đều ở các nước đang khiến tình hình kiểm soát đại dịch trên toàn cầu ngày càng khác biệt. Chỉ khoảng 2% người dân châu Phi và 6% người dân châu Á đã được tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, theo số liệu của Our World in Data (Thế giới qua số liệu) trong khi Nam Mỹ đã tiêm chủng xong khoảng 22% dân số, Liên minh châu Âu tiêm chủng xong hơn 40% dân số và Mỹ đã tiêm chủng xong hơn một nửa dân số.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Anh, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận giải pháp ứng phó với đại dịch, đặc biệt là nỗ lực chung tay để tiêm chủng được càng nhiều càng tốt cho thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến hỗ trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer cho thế giới, trong đó 200 triệu liều sẽ được chuyển ngay trong năm nay và 300 triệu liều được chuyển vào năm 2022 thông qua chương trình COVAX của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ các nước nghèo.

Tại Ấn Độ, các chủng virus lan nhanh như Alpha, vốn được phát hiện ban đầu tại Anh  năm 2020 và Delta, phát hiện tại Ấn Độ cũng vào cuối năm 2020, là nguyên nhân chính khiến gần 30 triệu dân nhiễm bệnh, gây tử vong cho 359.500 người. Giới chuyên gia cũng nhận định chủng Delta khiến nhiều người trẻ nhiễm bệnh hơn các chủng khác. Hiện Chính phủ Ấn Độ đã cam kết sẽ tiêm chủng miễn phí cho người dân kể từ ngày 21/6 tới.

Tại châu Á, Nhật Bản ghi nhận nhiều ca tử vong trong năm nay hơn so với 2020 và Thái Lan đã có khoảng 1.300 người tử vong mà phần lớn các ca này đều xảy ra vào năm 2021.

Tình hình đại dịch tại châu Phi hiên nay cũng đang lan rộng mấy tuần vừa qua, với khoảng 68.000 ca tử vong trong gần 6 tháng đầu năm 2021, cao hơn 65.000 ca tử vong ghi nhận tại đây trong cả nhăm 2020.

Theo giới chuyên gia, tất cả các quốc gia trên thế giới vẫn trong tình trạng có nguy cơ để đại dịch bùng phát lại bởi các chủng virus mới nguy hiểm hơn vẫn có thể phát sinh trong thời gian tới.

                                                                                        Theo báo Tin tức


Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục