Ngày 19-6 (theo giờ Việt Nam), CNN dẫn lời một quan chức quân sự của Mỹ cho biết, nước này đang trong quá trình cắt giảm số lượng binh sĩ và các hệ thống tên lửa phòng không đã triển khai ở Saudi Arabia cũng như một số quốc gia khác ở Trung Đông về nước.



Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: presstv.com 

Nguồn tin cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã chỉ thị cho Tư lệnh Bộ chỉ huy Trung tâm của Mỹ phải đưa các binh sĩ và số vũ khí nói trên về nước trong mùa hè này. Theo Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jessica McNulty, một số đơn vị phòng không sẽ được đưa trở lại Mỹ để bảo dưỡng và sửa chữa, trong khi các đơn vị khác được triển khai tới các quốc gia khác trong khu vực. Mặc dù vậy, bà McNulty không tiết lộ điểm đến cụ thể của những đơn vị này.

"Quyết định này được đưa ra với sự phối hợp chặt chẽ với các quốc gia sở tại và nhằm mục đích duy trì khả năng đáp ứng các cam kết an ninh của chúng tôi. Chúng tôi duy trì một thế trận lực lượng vững chắc trong khu vực phù hợp với mối đe dọa và hài lòng rằng những thay đổi này không ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích an ninh quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi cũng duy trì sự linh hoạt để nhanh chóng chuyển lực lượng trở lại Trung Đông như điều kiện đảm bảo", người phát ngôn Lầu Năm Góc nêu rõ trong một thông báo.

Trước đó, tờ The Wall Street Journal cũng đưa tin, Mỹ đã đưa 8 khẩu đội tên lửa phòng không Patriot của nước này ra khỏi Iraq, Kuwait, Jordan và Saudi Arabia và một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cũng được đưa ra khỏi Saudi Arabia. Ước tính mỗi khẩu đội này cần tới hàng trăm binh sĩ và nhân viên dân sự để vận hành và hỗ trợ hoạt động.

CNN nhận định việc Mỹ cắt giảm lực lượng ở Saudi Arabia và các quốc gia khác ở Trung Đông là một phần trong kế hoạch điều chỉnh sự hiện diện quân sự của Washington tại khu vực. Đến nay, Mỹ đã đặt mục tiêu rút toàn bộ binh sĩ của nước này khỏi Afghanistan, với thời hạn chót là trước ngày 11-9-2021. Hiện Washington cũng đã bàn giao một số căn cứ cho lực lượng Afghanistan. Ngoài ra, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, số binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq đã giảm xuống còn 2.500 người.

Một số chuyên gia cho rằng kế hoạch cắt giảm quy mô quân sự tại Trung Đông diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách xoa dịu căng thẳng với Iran và đàm phán để khôi phục thỏa thuận về việc Tehran ngừng chương trình phát triển hạt nhân.

Liên quan tới vấn đề này, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif ngày 18-6 tái khẳng định rằng Iran không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) vào năm 2015, đồng thời yêu cầu Mỹ phải dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt đã áp đặt với Tehran. Phát biểu trong cuộc gặp Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, ông Zarif cho rằng, Iran đã hứng chịu hậu quả và có "kinh nghiệm cay đắng" từ việc Mỹ vi phạm các cam kết dưới thời cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Các cuộc đàm phán của Ủy ban chung giám sát thỏa thuận hạt nhân 2015, với sự tham gia của Iran, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU), đã bắt đầu tại thủ đô Vienna (Áo) từ tháng 4 năm nay, với hy vọng nhằm làm cầu nối giữa Mỹ và Iran để đưa cả hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận này. Ngày 12-6 vừa qua, các bên đã khởi động vòng đàm phán thứ 6.

Theo QĐND

 


Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục