Hội nghị quốc tế về Libya lần thứ hai vừa khép lại tại Berlin của Ðức, với Tuyên bố 58 điểm nhằm thúc đẩy hòa bình ở quốc gia Bắc Phi.


Các nhà lãnh đạo thế giới đã tập trung ở Berlin ngày 19/1/2020 để tìm giải pháp cho vấn đề Libya. (Nguồn: AA/baoquocte.vn)
 

Một trong những vấn đề được nêu bật trong chương trình nghị sự là rút các binh sĩ nước ngoài, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và tổ chức tổng tuyển cử nhằm duy trì ổn định ở Libya.

Hơn một năm sau hội nghị đầu tiên được tổ chức hồi tháng 1/2020, Hội nghị quốc tế về Libya lần thứ hai tiếp tục hướng tới mục tiêu chấm dứt 10 năm hỗn loạn và bạo lực ở nước này. Quốc gia Bắc Phi rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện từ năm 2011, sau khi quân đội NATO hậu thuẫn phong trào nổi dậy lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi.

Xung đột, bạo lực và tình trạng chia rẽ tàn phá nền kinh tế từng một thời phát triển thịnh vượng. Với vai trò trung gian của Liên hợp quốc (LHQ) trong nỗ lực thúc đẩy hoà bình, tình hình Libya thời gian qua có bước tiến triển quan trọng, khi các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn dài hạn vào tháng 10/2020, thành lập Chính phủ thống nhất dân tộc (GNU) tháng 3/2021 và nhất trí lộ trình bầu cử, dự kiến ngày 24/12 tới. Tuy nhiên, tình trạng các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê hiện diện ở Libya có nguy cơ tiếp tục gây bất ổn, cản trở nỗ lực thiết lập hòa bình ở Libya.

Hội nghị Berlin lần này do Tổng Thư ký LHQ và Bộ trưởng Ngoại giao Ðức đồng tổ chức, với sự tham dự của đại diện 17 nước và các tổ chức LHQ, Liên hiệp châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU) và Liên đoàn Arab (AL). Các bên nhất trí cần tăng nỗ lực để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, củng cố chủ quyền quốc gia và khôi phục hòa bình, thịnh vượng cho người dân Libya.

Việc triển khai cuộc bầu cử quốc hội tại Libya theo lộ trình của Diễn đàn Ðối thoại chính trị Libya được đánh giá là yếu tố quan trọng để thiết lập một nền hoà bình, dân chủ. Hội nghị ủng hộ một tiến trình chính trị do LHQ làm trung gian và Libya làm chủ; ủng hộ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc ở Libya. Các bên tái khẳng định cam kết không can thiệp Libya và kêu gọi tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê ngay lập tức rút khỏi Libya.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Libya và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ quy định rõ rằng, các chiến binh, quân đội và lính đánh thuê nước ngoài phải rời khỏi Libya. Tuy nhiên, LHQ ước tính, khoảng 20.000 tay súng và lính đánh thuê nước ngoài vẫn hoạt động trong lãnh thổ Libya, đây là mối đe dọa đối với tiến trình chuyển tiếp do LHQ hậu thuẫn hướng tới cuộc bầu cử tại Libya.

Tại Hội nghị Berlin, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh, lệnh ngừng bắn cần được thực thi đầy đủ. Mỹ khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức bầu cử ở Libya, coi đây là con đường duy nhất để bảo đảm hoà bình và ổn định ở quốc gia Bắc Phi.

Ðặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Libya cho biết, Mỹ đang thảo luận với một số thành phần chủ chốt tại Libya về việc rút các lực lượng nước ngoài trước thềm cuộc bầu cử. Trong khi đó, Thủ tướng lâm thời Libya kêu gọi quốc tế hỗ trợ trong việc rút binh sĩ nước ngoài, đồng thời cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh đang gây nguy hiểm cho tiến trình chuyển tiếp.

Ngay lập tức rút lực lượng nước ngoài khỏi Libya và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Bắc Phi là thông điệp mạnh mẽ được phát đi từ hội nghị quốc tế diễn ra ở Berlin.

Cộng đồng quốc tế đang hướng sự hỗ trợ tới việc thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin, tăng cường đối thoại, bảo đảm cuộc bầu cử vào cuối năm nay ở Libya diễn ra suôn sẻ. Ðó là chìa khóa để mở cánh cửa hòa bình và duy trì ổn định lâu dài cho quốc gia Bắc Phi.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục