Nội dung bức thư cũng nêu rõ Mỹ hiện có hơn 55 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự trữ, trong khi tốc độ tiêm phòng của nước này hiện chỉ khoảng 900.000 liều/ngày.


Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại California, Mỹ ngày 16/7/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn 175 chuyên gia y tế công cộng và các nhà khoa học hàng đầu cũng như nhà hoạt động xã hội của Mỹ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden có các bước đi khẩn cấp để cùng thế giới đương đầu với đại dịch COVID-19, trong đó có việc lập tức xuất khẩu lượng vaccine mà nước này đang lưu trữ.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 11/8, tờ The Washington Post đã đăng toàn văn một bức thư chung mà các nhà khoa học gửi tới các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đề ngày 10/8, trong đó nêu rõ biến thể Delta đang khiến châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á phải chứng kiến sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới do COVID-19, trong khi những khu vực này lượng vaccine còn rất hạn chế.

Các nhà khoa học cảnh báo thực tế này tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến thể mới, một số biến thể có thể kháng lại các loại vaccine hiện có và đe dọa các thành tựu mà các nước đã đạt được trong gần hai năm qua.

Họ nhấn mạnh "hiện là thời điểm mà các nhà lãnh đạo đầy tham vọng tiến hành tiêm chủng cho toàn thế giới."

Nội dung bức thư cũng nêu rõ Mỹ hiện có hơn 55 triệu liều vaccine phòng COVID-19 dự trữ, trong khi tốc độ tiêm phòng của nước này hiện chỉ khoảng 900.000 liều/ngày.

Với tỷ lệ này các cơ sở y tế của Mỹ sẽ phải mất hơn 2 tháng để tiêm hết số vaccine hiện đang lưu kho. Trong khi đó, các nhà sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA tiếp tục phân phối hơn 17 triệu liều vaccine mới/tuần trên khắp nước Mỹ.

Các nhà khoa học kêu gọi chính quyền Mỹ "trong vòng 1 tuần tới triển khai ngay việc xuất khẩu ít nhất 10 triệu liều vaccine/tuần" cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX hoặc thông qua các cơ chế phân phối toàn cầu khác.

Giới chuyên gia gợi ý Nhà Trắng cũng nên phát triển và tập huấn cũng như chuyển giao công nghệ bào chế và sản xuất vaccine mRNA cũng như các vaccine khác tại nhiều nơi trên thế giới.

Bức thư đã được gửi tới Chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và điều phối viên ứng phó với COVID-19 Jeff Zient.

Tham gia ký tên vào bức thư có ông Tom Frieden, người đứng đầu Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, 5 hiệu trưởng các trường đại học y và y tế cộng đồng hàng đầu nước Mỹ, trưởng khoa của 20 trường đại học uy tín như Đại học Harvard, Đại học Yale và Đại học Washington, cùng nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm và y tế cộng đồng cũng như đại diện của hơn 50 tổ chức./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ các tiểu thương

Liên quan đến vụ cháy Trung tâm thương mại số 44 Marywilska, thủ đô Vácsava, Ba Lan, nơi có hàng trăm quầy hàng của người Việt Nam, ngày 12/5, Bộ Nội vụ và Hành chính Ba Lan đã liên hệ với Chủ tịch tỉnh Mazowieckie, và thủ đô Vácsava để nắm thêm tình hình.

Bước ngoặt trong mới quan hệ Mỹ - Israel

Lời cảnh báo về việc Israel tấn công Rafah của Tổng thống Joe Biden ngay lập tức gây chấn động chính trường Mỹ và Israel.

Hungary và Trung Quốc kí 18 thỏa thuận tăng cường hợp tác

Hungary và Trung Quốc ngày 10/5 (giờ Budapest) đã kí 18 thỏa thuận và bản ghi nhớ mới nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác về kinh tế và văn hóa trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tới quốc gia Trung Âu này.

Mỹ: Cân nhắc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối sản xuất tại Trung Quốc

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết nước này đang xem xét việc cấm nhập khẩu xe ô tô kết nối (Connected car) sản xuất tại Trung Quốc.

Những hình ảnh đầu tiên về lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng tại Moskva (Nga)

Hơn 9.000 binh sĩ cùng hàng chục xe tăng và chiến đấu cơ đã góp mặt trong buổi duyệt binh truyền thống kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2024) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva của Nga.

Tổng thống Nga: EAEU trở thành một trong những trung tâm của thế giới đa cực mới nổi

Ngày 8/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) hiện trở thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ trong thế giới đa cực mới nổi ngày nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục